Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 20

Download miễn phí Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh



Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng không hề coi thường tài năng. Người đã từng ví người có đức mà không có tài giống như ông bụt vậy. Trong “Đời sống mới”, Người viết: “Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc”( ), đừng để bọn cơ hội và tài, đức không ngang tầm với công việc chiếm lĩnh vị trí, thì đất nước được nhờ. Cho nên, có đức là phải có tài, hồng và chuyên phải kết hợp, tài càng lớn thì đức càng phải cao, vì đức – tài đều nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người. Đối với Hồ Chí Minh con người là mục tiêu, đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vì thế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc ta những giá trị đạo đức mới để làm nên cuộc đổi đời lịch sử…
Những năm đầu của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với nguyện vọng “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.501
). Như vậy, sau khi đất nước được độc lập, chính là việc lo cho con người, vì con người và con người được đặt vị trí hàng đầu trong công cuộc xây dựng xã hội, phát triển văn hoá, văn minh. Tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thống nhất, lo cho con người phải đồng thời với việc giáo dục con người, giáo dục nhân cách con người, xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới
Hồ Chí Minh đã đưa thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa vào những khái niệm đạo đức cổ truyền và biến nó thành những chuẩn mực của một nền đạo đức mới để giáo dục nhân dân. Con người mới, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài, trong đó đức là nền tảng.
Trong giáo dục đạo đức cho con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết đến lòng yêu nước: Trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông song có nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Nhưng quan niệm này đã được Hồ Chí Minh vận dụng và đưa vào nội dung mới: mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Với quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng. Người đánh giá trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa, phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.
Tiếp theo đó, Hồ Chí Minh còn dạy mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, nhân, trí, tín, dũng và kêu gọi mọi người chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đó là những tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức cách mạng, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới toàn diện. Người chỉ rõ: là con người phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và giải thích cặn kẽ từng chữ: Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”. Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài..., không tham tâng bốc mình...”. Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng: “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc)”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.215
). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình” là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.557-558
). Người chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là “một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm” như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, địa phương, óc lãnh tụ. Sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân không phải ở chỗ nó mang gươm mang súng mà vì nó nằm ngay trong các tổ chức, trong mỗi con người. Với những biểu hiện hết sức cụ thể, xuyên suốt vào các quan hệ, kể cả quan hệ đời tư, quan hệ lãnh đạo, quản lý và kể cả quan hệ giữa cán bộ đảng viên với quần chúng, chủ nghĩa cá nhân làm cho các quan hệ xấu đi, làm cho nhân cách con người bị méo mó. Nó khiến cách nhìn của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên đó không phản ánh được bản chất của Đảng. Và với các biểu hiện này, nó đã gây ra những hậu quả rất lớn, đe dọa sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là việc làm thường xuyên để mỗi con người, nhất là cán bộ, đảng viên, vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không thể quyến rũ - cùng kiệt khó không thể chuyển lay - Uy lực không thể khuất phục” ( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.184
).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng không hề coi thường tài năng. Người đã từng ví người có đức mà không có tài giống như ông bụt vậy. Trong “Đời sống mới”, Người viết: “Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.105
), đừng để bọn cơ hội và tài, đức không ngang tầm với công việc chiếm lĩnh vị trí, thì đất nước được nhờ. Cho nên, có đức là phải có tài, hồng và chuyên phải kết hợp, tài càng lớn thì đức càng phải cao, vì đức
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status