Để làm người quản lý giáo dục tốt - pdf 20

Download miễn phí Để làm người quản lý giáo dục tốt



Một trong những bí quyết thành công là Khéo léo sử dụng quyền uy: Bất
kỳ quyết định nào do người lãnh đạo đề ra đều được truyền đạt đến
người dưới quyền. Phần lớn các quyết định ấy được thực hiện tốt là do
họ đã biết khéo léo sử dụng quyền lực cuả mình để động viên khuyến
khích những người dưới quyền làm việc cho tốt. Người dưới quyền
thừơng có mong muốn lãnh đạo của mình phải có sự kiên quyết và ý chí,
sự công bằng trong việc đánh giá cấp dưới. Sự tôn trọng khiến người
dưới quyền có thể hoàn thành tốt công việc hơn nhiều lần việc sử dụng
quyền uy thô bạo, áp đặt (dẫn đến kết quả tiêu cực). Họ mong tìm được
sự đồng cảm cuả sếp để cùng chia sẻ khó khăn trong hoạt động chung.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Để làm người quản lý giáo dục tốt.
Lãnh đạo, quản lý cũng là một nghề, một khoa học và một nghệ
thuật. Quản lý giáo dục cũng vậy. Song do đặc thù cuả lực lượng
giáo dục là lực lượng trí thức, và hoạt động giáo dục là lao động
nhằm hình thành và hoàn thiện nhân cách với các tri thức kỹ năng
kỹ xảo cần thiết cho con người, nên lãnh đạo quản lý giáo dục có
nhiều điểm khác với lãnh đạo quản lý các công việc khác.
Quản lý giỏi trước hết phải là người giỏi:
Muốn có uy tín với giáo viên, người cán bộ quản lý giáo dục trước hết
phải là người có chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và có tài năng, càng đa
tài càng có lợi cho công việc. Đó không chỉ là người chỉ biết nói mà còn
phải là người biết làm, hơn nữa phải biết làm giỏi. Một người hiệu
trưởng thời nay mà không biết ngoại ngữ, kiến thức vi tính lại lơ mơ thì
khó có sức thuyết phục anh chị em giáo viên cho dù có nói tài đến mấy.
Không những làm giỏi mà còn phải biết quản lý giỏi, tổ chức giỏi, biết
động viên lực lượng, biết sáng tạo thiết kế các phương án, có khả năng
lựa chọn đúng phương án tối ưu do người tham mưu cho mình đề xuất
đặc biệt biết khơi gợi được sáng kiến cuả đội ngũ tri thức rất giàu hiểu
biết cuả mình. Một hiệu trưởng mà dám dùng người giỏi, có cách để họ
không “lấn”, không ngại họ “đảo chính”, “kiêu binh” mới là người khôn
ngoan, biết tận dụng hết sức mạnh tập thể.
Tạo điều kiện để anh chị em phát triển khả năng của mình:
Người hiệu trưởng nào biết cùng anh chị em hoàn thành tốt các công
việc được giao theo sự chỉ đạo của cấp trên thì chỉ là ngươì quản lý tốt.
Còn người nào biết phát huy mọi năng lực cuả anh chị em giáo viên, tạo
điều kiện cho họ phát huy hết khả năng và phấn đấu đi lên thì sẽ là
người lãnh đạo giỏi. Muốn vậy phải biết được vai trò vị trí cuả mình
trong tập thể. Trước hết phải biết việc biết người, công bằng khéo léo,
kết hợp các lực lượng xã hội để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chung
của nhà trường.
Mỗi người lãnh đạo đều có phong cách làm việc riêng, nhưng người lãnh
đạo được anh em quý mến thường là người có sự đồng cảm với giáo
viên (hiểu cấp dưới nghĩ gì, muốn gì và họ hướng tới cái gì). Để đạt
được như vậy đòi hỏi người lãnh đạo nhà trừơng phải có khả năng tự
phân tích, tự quan sát, tự kiểm tra và tự phê bình.
Một trong những bí quyết thành công là Khéo léo sử dụng quyền uy: Bất
kỳ quyết định nào do người lãnh đạo đề ra đều được truyền đạt đến
người dưới quyền. Phần lớn các quyết định ấy được thực hiện tốt là do
họ đã biết khéo léo sử dụng quyền lực cuả mình để động viên khuyến
khích những người dưới quyền làm việc cho tốt. Người dưới quyền
thừơng có mong muốn lãnh đạo của mình phải có sự kiên quyết và ý chí,
sự công bằng trong việc đánh giá cấp dưới. Sự tôn trọng khiến người
dưới quyền có thể hoàn thành tốt công việc hơn nhiều lần việc sử dụng
quyền uy thô bạo, áp đặt (dẫn đến kết quả tiêu cực). Họ mong tìm được
sự đồng cảm cuả sếp để cùng chia sẻ khó khăn trong hoạt động chung.
Vậy để khơi gợi cố gắng cuả bản thân họ, người lãnh đạo trường học cần
hiểu động cơ làm việc của giáo viên để họ hướng tới, thúc đẩy họ hoạt
động. Mặt khác, người lãnh đạo nhà trừơng cũng nên biết tạo môi trường
lao động an toàn trong lành (gọi là môi trừơng học tập thân thiện).
Người giáo viên được dạy học trong một môi trường sư phạm khang
trang sạch đẹp, đầy đủ đồ dùng giảng dạy, sẽ có hứng khởi hơn và dạy
học đạt hiệu quả hơn ở môi trừơng dạy học thiếu thốn xập xệ.
Ngoài ra, người lãnh đạo trường học cần biết khích lệ động viên tinh
thần đúng lúc với anh chị em giáo viên. Khuyến khích tinh thần cuả họ
cũng có nhiều biện pháp. Giáo viên nào cũng muốn được đánh giá đúng
khả năng, được đối xử công bằng, được tạo điều kiện để có cơ hội thăng
tiến, muốn được sếp quan tâm thông cảm, động viên giúp đỡ khen ngợi
khích lệ họ. Giả dụ như một giáo viên có con nhỏ ốm, nếu ngừơi lãnh
đạo biết động viên hỏi han cháu nhỏ (qua mẹ cháu) thì chắc chắn cô giáo
đó sẽ tìm cách khắc phục khó khăn để bám trường bám lớp. Còn nếu chỉ
ra lệnh thì người ta sẵn sàng xin nghỉ ( kể cả không lương) để trông con
ngay.
Biết gỡ rối, làm dịu xung đột cũng là một nghệ thuật trong quản lý
trừơng học. Quản lý lao động trong giáo dục là một loại lao động đặc
biệt. Nó mang đặc điểm cuả tính tổ chức ( tập hợp huy động sức mạnh
cuả từng thành viên để thực hiện tốt nhiệm vụ tập thể). Người lãnh đạo
nhà trường cần có tính sáng tạo trong quản lý, hiểu được tính chất căng
thẳng cuả công tác quản lý (đặc biệt là quản lý con người trong môi
trường giáo dục con người). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột
trong môi trường giáo dục mà người hiệu trưởng cần nhận rõ: đó là
những thiếu sót trong quản lý lãnh đạo, trong tổ chức phân công lao
động. Đó cũng có thể là những khác biệt về tâm lý giữa các thành viên
trong tập thể. hay do chưa có sự thống nhất cao trong nội bộ lãnh đạo.
Có thể do mọi thành viên thiếu sự hiểu biết đầy đủ hay hiểu lầm nhau.
Khi người lãnh đạo không đủ phẩm chất năng lực có thể dẫn đến mất uy
tín, suy thoái nhân cách sẽ là nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến xung
đột giữa lãnh đạo và cấp dưới ( thể hiện như phiếu tín nhiệm thấp, anh
em chống đối ngầm, kéo bè kéo cánh…).
Làm lãnh đạo đã khó, làm quản lý trong ngành giáo dục càng khó hơn.
Do tính chất đặc thù cuả công việc nên người lãnh đạo cần hiểu biết thấu
đáo để có cách cư xử cho chuẩn và biết cách ngăn ngừa những xung đột
có thể xảy ra. Thái độ tế nhị, lịch sự chu đáo niềm nở, tạo bầu không khí
hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau là rất cần thiết. Nếu không có tính kiên
định, người lãnh đạo trong nhà trường sẽ dễ nảy sinh trạng thái tâm lý
cáu gắt, nếu không khéo léo công bằng thì người lãnh đạo sẽ khó mà giải
quyết được xung đột một cách ổn thoả, mà khi xung đột đã xảy ra với
những người làm công tác giáo dục thì rất dễ dẫn đến mất đoàn kết nội
bộ (vì họ không dễ gì nói ra, mà chỉ chống đối ngầm).
. Người quản lý giáo dục không những thế, còn phải có tính thủ lĩnh và
tính nguyên tắc (nhưng không cứng nhắc) và khả năng sư phạm. Biết
lắng nghe và khen chê đúng lúc, có nghệ thuật là một điều tuyệt vời mà
không phải người quản lý nào cũng làm được. Giả dụ như biết sử dụng
lời nói và các hành động thân thiện để cảm thông chia sẻ, luôn tỏ ra nhớ
tên, mối quan hệ và những việc làm cuả cấp dưới; Biết chăm chú lắng
nghe, luôn cần cho đối tượng mình giao tiếp (kể cả học trò và phụ huynh
học sinh) biết rằng mình đang hiểu rõ tầm quan trọng và công việc của
họ đang làm; Vui vẻ nhận thiếu sót khi biết mình có s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status