Giáo trình Thủy sinh đại dương - pdf 20

Download miễn phí Giáo trình Thủy sinh đại dương



Những nét tổng quát về đánh giá trữlượng đàn cá
Sốliệu thu thập càng nhiều thì mức độchính xác của việc đánh giá trữlượng
đàn cá càng cao. Khảnăng nầy tương quan với sựphát triển nghềcá. Trong
trường hợp đàn cá chưa bịkhai thác, cách đánh giá phải dựa trên cơsởsinh
thái chung hay các chuyến khảo sát nghiên cứu nghềcá. Ngay khi khai thác
bắt đầu, chính nghềcá có thểcung cấp cơsởsốliệu đểcó thể đánh giá phức
tạp hơn. Ởmột nghềcá phát triển cao, phần lớn thuộc về đàn cá đã bịkhai
thác. Nhưthếsẽdễdàng cho việc thu mẫu hay thu thập sốliệu. Phương pháp
luận đánh giá và dựbáo đàn cá thay đổi tương ứng với sốliệu thu được tăng
lên. Trong khi những đánh giá sơbộcó thểchỉdựa vào mối quan hệgiữa năng
suất sơcấp và thứcấp hay so sánh vùng chưa được khai thác và vùng đã
được khai thác có cùng đặc điểm chung vềmôi trường.
Những đánh giá vềtrữlượng đàn cá sống đáy hay sống nổi chưa bịkhai thác
có thểthực hiện bằng phương pháp đơn giản là dùng lưới kéo.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

heo năm: Phụ thuộc vào các biến động theo chu kỳ năm của các
nhân tố địa vật lý như biến đổi hoạt động của mặt trời theo chu kỳ 9 -11 năm.
Biến đổi của mực nước, độ mặn theo chu kỳ năm.
+ Biến động không chu kỳ: Do những nguyên nhân đột xuất gây nên, phổ biến
nhất là hiện tượng nhiễm bẩn thuỷ vực.
Sinh trưởng ở thủy sinh vật
Các khái niệm
* Sinh trưởng cá thể là quá trình chuyển hoá khối lượng cá thể lớn lên. Sinh
trưởng cá thể đặc trưng cho cá thể và giới hạn bởi tuổi thọ của cá thể.
* Sinh trưởng quần thể là sự tạo mới trong quần thể các cá thể và sự tăng sinh
vật lượng tổng cộng của các cá thể. Nghĩa là các quá trình tạo ra số lượng sinh
vật và tích luỹ chất hữu cơ trong sinh vật nhờ đồng hoá các điều kiện ngoại
cảnh. Sinh trưởng quần thể đặc trưng bởi hai chỉ số: chỉ số sinh sản và chỉ số tử
vong.
* Sự phát triển là sự tạo mới các cơ quan và sự chuyển hoá bên trong của cơ
thể sinh vật. Thường trong vòng đời thuỷ sinh vật được chia thành các giai đoạn
khác nhau. Mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng về tính chất sinh lý bên trong cơ thể
(chọn lọc thức ăn, tính chất thức ăn …). Về tính chất sinh thái, nó đòi hỏi những
yếu tố về môi trường nhất định. Ví dụ: Giai đoạn còn non sinh vật đòi hỏi nhiều
ánh sáng hơn.
* Sinh sản là quá trình thực hiện để duy trì nòi giống (sinh sản hữu tính, sinh
sản vô tính). Ở môi trường nước, cần chú ý đặc biệt đến hiện tượng đơn tính
cái.
Tuổi và sinh trưởng cá thể
• Tuổi và sự hình thành vòng tuổi: Đặc điểm sinh trưởng của cá có tính chất
chu kỳ như mọi động vật biến nhiệt khác. Nghĩa là trong một năm có thời
gian cá lớn nhanh, có thời gian cá lớn chậm. Loewenhook (1684) đã
chứng minh trên vảy và xương cá có có những vòng liên hệ đến các thời
kỳ sinh trưởng nhanh hay chậm của cá. Căn cứ vào những vòng nầy ta
xác định được tuổi cá.
• Tuổi tối đa - Già - Chết: Ở cá có sự liên hệ chặt chẽ giữa tuổi và kích
thước, thường cá có tuổi cao, kích thước lớn. Các cá sống lâu thường là
cá cổ (nguyên thuỷ) bơi chậm, sống ở đáy có thể thích nghi với những
biến đổi của môi trương như Oxy, nhiệt độ, nồng độ muối … Ví dụ : cá
mập, cá chép.
Cá có đời sống ngắn thường có đặc điểm ngược lại. Tuổi tối đa của cá trong tự
nhiên ít khi biết được và ít gặp cá chết tự nhiên. Đối với cá nuôi trong bồn, có cá
tầm Acipenser đạt 69 tuổi (Amsterdam), cá chép 38 tuổi (Frankfurt).
Thời gian sống của cá liên hệ chặt chẽ với quá trình trao đổi chất. Nhiều loài cá
chết hàng loạt sau lần sinh sản đầu tiên. Ví dụ Cá chình (Anguilla) sau lần sinh
sản đầu tiên cá chết 100%. Sự chết hàng loạt có ý nghĩa thích nghi và xác cá bố
mẹ phân huỷ trong nước sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ, giúp cho sự phát triển
phiêu sinh vật, làm cơ sở thức ăn cho cá con.
• Sinh trưởng cá thể
o Hình thức sinh trưởng:
ƒ Ở cá sự tăng trưởng xảy ra liên tục trong mọi giai đời sống
của cá. Ta chỉ có thể phân biệt rõ giai đoạn phôi và toàn bộ
giai đoạn còn lại. Thật khó phân biệt giữa cá trưởng thành
(Adult) và chưa trưởng thành (Subadult).
ƒ Ở giáp xác: (tôm, cua) sự tăng trưởng mang tính chất gián
đoạn, do bị vỏ giáp khống chế, muốn tăng trưởng và lớn lên
phải lột xác.
• Tăng trưởng - Tốc độ tăng trưởng - Chỉ số tăng trưởng
• Tăng trưởng là hiệu số của khối lượng (P), chiều dài (L) của cá tại một
thời điểm nào đó so với kích thước ban đầu hay khối lượng ban đầu.
Ví dụ: t1 -> Pt1
t2 -> Pt2
Pt2 - Pt1 : Sự tăng trưởng
• Tốc độ tăng trưởng là sự tăng trưởng trên một đơn vị thời gian.
Ví dụ: mg/ngày, mm/ngày.
• Chỉ số tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng được so sánh với kích thước ban
đầu, hay trọng lượng ban đầu thì được gọi là chỉ số tăng trưởng.
• Lo: kích thước ban đầu
• Po: trọng lượng ban đầu
• Độ béo và độ mỡ
Độ béo là hằng số K trong đẳng thức: P = K L3
hay :
• Độ mỡ :là khối lượng mỡ trong cơ thể cá.
Khi xác định độ mỡ cần lưu ý : độ mỡ thay đổi theo giống, loài, giới tính, tuổi,
mùa vụ…. Prozopski đã phân chia ball mỡ cá bằng thang 5 bậc:
• Ball 0 : Ruột không có mỡ.
• Ball 1: Chỉ có một dãy mỡ mỏng nằm giữa phần 2 - 3 của ruột.
• Ball 2 : Có một dãy mỡ hẹp khá dày ở giữa phần 2 - 3 của ruột.
• Ball 3: Có một dãy mỡ rộng ở giữa phần 2 - 3, cả hai mép trên và dưới. Ở
phần ruột gần hậu môn có một lớp mỡ mỏng.
• Ball 4: Ruột hầu như bị mỡ hoàn toàn che phủ, nhưng còn ít chỗ trống,
qua đó ta vẫn còn thấy ruột.
• Ball 5: Lượng mỡ che phủ hoàn toàn kín cả ruột, không có chỗ trống.
Trong quá trình phát triển tuyến sinh dục, thời gian đầu tăng độ lớn của tuyến
sinh dục và độ mỡ. Khi thức ăn giảm, độ mỡ giảm rất nhanh. Riêng tuyến sinh
dục vẫn tiếp tục tăng trưởng. Khi cá bị đói thì lượng mỡ ở tuyến sinh dục của cá
bị tiêu thụ. Ngoài ra độ mỡ còn bảo đảm cho lượng noãn hoàng trong sản phẩm
sinh dục của cá. Ở các loài cá khác nhau, độ mỡ tích luỹ ở những nơi khác
nhau.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá thể
• Các yếu tố bên trong:
o Đặc tính di truyền
o Kích thước trứng
o Kích thích tố tăng trưởng
o Tính đực, cái.
• Các yếu tố bên ngoài
o Thức ăn
o Các nhân tố lý, hoá học của môi trường: nhiệt độ nước, ánh sáng,
không gian sống …
o Ảnh hưởng chu kỳ của sự biến động các nhân tố lý, hoá học: nhiệt
độ, ánh sáng thức ăn là những nhân tố biến động theo chu kỳ, làm
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Vì vậy sự tăng trưởng
của cá mang tính chu kỳ.
Sinh trưởng quần thể
* Sự sinh trưởng quần thể
Trong trường hợp số lượng cá thể ở thời gian đầu nhỏ hơn số lượng cá thể
thấy ở thời gian sau và trong điều kiện môi trường sống không có ảnh hưởng
hạn chế sinh trưởng của quần thể trong một thời gian dài (điều kiện lý tưởng),
đường cong biểu diễn độ tăng số lượng cá thể trong quần thể (đường cong sinh
trưởng) sẽ có hình chữ J và công thức tính sẽ là:
Nt = Noert
• Nt : số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t
• No : số lượng cá thể ban đầu
• r : tốc độ tăng trưởng đặc trưng của quần thể
• e : cơ số logarit tự nhiên
Trong điều kiện môi trường sống có ảnh hưởng hạn chế tới quá trình sinh
trưởng của quần thể (điều kiện thực tế), đường cong biểu diễn sẽ có hình chữ
S. Đường cong sinh trưởng, trong trường hợp nầy gồm có bốn pha, thể hiện
bốn giai đoạn sinh trưởng của quần thể. Trong giai đoạn đầu, số lượng quần thể
tăng chậm (pha gia tăng dương), sau đó tăng rất nhanh (pha logarit) rồi lại đến
giai đoạn tăng chậm lại (pha gia tăng âm) và sau cùng đến giai đoạn cân bằng.
Ở pha cân bằng số lượng cá thể sinh ra và mất đi gần bằng nhau.
• Cơ cấu nhóm tuổi ( Age group)
Trong một chủng quần, qua một thời gian nào đó, các cá thể trong chủng quần
có chết đi và có sinh ra, tạo nên các nhóm tuổi khác nhau.
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status