Giáo trình Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Bộ điều khiển logic lập trình được - pdf 20

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương9
BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC LẬP TRÌNH ĐƯỢC
9.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Trong hệ thống tự động thường gặp những thiết bị làm việc
theo kiểu tuần tự, theo qui luật if … then … else với tín hiệu vào và
ra có hai mức, ví dụ như contact hành trình, rơle. Các sơ đồ này
có thể thực hiện bằng rơle và mạch định thời nhưng với sơ đồ
phức tạp số lượng rơle khá lớn, độ tin cậy kém và nhiều khi
không đạt yêu cầu. Từ những năm 70 để đáp ứng yêu cầu có
những thiết bị điều khiển thay thế sơ đồ rơle, đã xuất hiện bộ
điều khiển logic lập trình được (Programmable Logic Controller
PLC) và ngày càng hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi trong công
nghiệp (PLC của hãng Allen Bradley Corporation sản xuất năm
1977 sử dụng vi xử lý 8080).
Các PLC đầu tiên chỉ thực hiện được các phép tính logic, tín
hiệu vào và ra là tín hiệu rời rạc, còn hiện nay PLC có thể thực
hiện được các phép tính số học, logic và làm việc được với cả tín
hiệu liên tục, trong một số trường hợp PLC được sử dụng thay
cho máy tính (một số hãng dùng từ PC- Programmable Controller
để chỉ PLC).
Một hệ thống phức tạp thường gồm máy tính (vi xử lý) thực
hiện những công việc phức tạp và PLC thực hiện các công việc
mang tính chất tuần tự. Máy tính và PLC kết nối với nhau qua
đường truyền nối tiếp và trao đổi thông tin cho nhau. Nhiều máy
tính và PLC kết nối với nhau theo mạng điều khiển.
PLC gồm các thành phần chính sau:
- Khốiä CPU (Vi xử lý)ù



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

xem thêm
BÀI GIẢNG ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status