Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Sinh lý sinh sản - pdf 20

Download miễn phí Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Sinh lý sinh sản



L ợi ích c ủa ph ối tinh nhân t ạo thì rấ t r ộng. Trước tiên phải nói t ới ả nh hưở ng sâu sắc
của nó đến công tác ch ọn giống ở hai khía cạnh sau: khai thác t ối đa ti ềm năng di truy ề n
của nh ữ ng đực gi ống tốt và d ễ áp d ụng nên có th ể áp dụng r ộng rãi, do đó nó là động l ự c
quan tr ọng để thúc đẩ y nhanh ph ươ ng pháp nhân giống gia súc. Đối v ới công tác thú y nó
lo ại trừ đượ c s ự lây lan c ủa các b ệ nh truyề n nhiễm. Đối v ới k ỹ thu ậ t ch ă n nuôi, nó nâng
cao đượ c tỷ l ệ th ụ thai vì đưa tinh trực ti ếp vào c ổ t ử cung, kh ắc phục được hi ệ n tượ ng
làm ch ết tinh trùng ở âm đạo ( đối v ới gia súc phóng tinh âm đạ o), chủ động chọn thời đi ểm
phối gi ống thích h ợ p. Ngoài ra còn có th ể gây động dục hàng lo ạ t để phối gi ống hàng loạ t
mà chỉ cầ n ít đự c gi ống



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, một số lớn tinh trùng bị chết, đặc biệt là môi trường
acid của âm đạo (đối với gia súc phóng tinh âm đạo). Tinh trùng sở d di động nhanh
được trong đường sinh dục cái, không chỉ nhờ khả năng vận động độc lập của nó mà
còn nhờ chủ yếu vào sự co bóp, nhu động của tử cung và ống dẫn trứng. Có 2 hormone
góp phần tạo ra sự co bóp nhu động, đó là: prostaglandin của tiền liệt tuyến theo môi
trường tinh dịch tới tử cung, ống dẫn trứng gây ảnh hưởng co bóp cơ trơn của nó. Còn
oxytocin, homlone của thuỳ sau tuyến yên cũng được phóng thích do kích thích của
động tác giao phối. Sự có mặt của hai hormone này đã góp phần tạo ra sự co bóp và
nhu động kéo dài của tử cung và ống dẫn trứng (thời g ian tác động của hormone
thường kéo dài hơn tác động thần kinh). Ngoài ra do dịch tiết đường sinh dục cái nó
hấp dẫn tinh trùng vận động ngược dòng.
3.9.2. Giai đoạn di động chậm
Giai đoạn di động chậm xảy ra trong trường hợp trứng rụng sau khi phóng tinh một
thời gian, có nghĩa là ở thời điểm phóng tinh, trứng chưa rụng.
Do hậu quả của giai đoạn vận động nhanh một số lớn tinh trùng bị chết, số còn
lại thì khả năng thụ thai giảm đi rõ rệt vì t iêu hao năng lượng dự trữ cũng như những
227
thay đổi về cấu trúc do tiếp xúc với môi trường đường sinh dục cái.
Số tinh trùng sống còn lại sẽ thực hiện sự di động chậm tới nơi dự trữ, bảo tồn ở nơi
tiếp giáp giữa ống dẫn trứng và sừng tử cung. Đối với gia súc phóng tinh âm đạo như trâu
bò thì vị trí cư trú, bảo tồn là cổ tử cung.
Tổ chức dự trữ và bảo tồn tinh trùng được hình thành sau khi phóng tinh từ 6 - 12
giờ và có khả năng duy trì trong vòng 24 giờ. Chất tiết của tổ chức dự trữ, bảo tồn rất
thuận lợi để khôi phục sức sống của tinh trùng. Thời gian này tinh trùng không xuất
hiện ở các vùng khác của tử cung và ống dẫn trứng để 'tránh bị bạch cầu tiêu diệt, cũng
như những biến đổi khác của tế bào. Cũng chính thời gian này, tinh trùng tiến hành
đồng hóa những chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác có trong chất tiết của tổ
chức dự trữ bảo tồn để tái tạo lại những phần đã mất trong giai đoạn di động nhanh.
Tinh trùng sẽ dời nơi dự trữ bảo tồn tới ống dẫn trứng lần thứ hai để gặp trong khi
sức sống của nó đã được cải thiện. Lúc này chúng cũng di chuyển chậm.
Tinh trùng duy trì được khả năng thụ thai trong đường sinh dục cái từ 24 - 48 giờ đối
với bò, cừu, lợn, còn đối với ngựa là 5 ngày. Người ta thấy rằng khả năng này của tinh
trùng gấp ít nhất hai lần so với trứng.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho biết tinh trùng cần thiết có vài giờ sống
trong đường sinh dục cái trước khi đến gặp trứng để thu nhận vật chất ở đây làm nâng cao
khả năng thụ thai, vì vậy cần phối giống trước khi rụng trứng.
4. SINH LÝ SINH DỤC CÁI
Cơ quan sinh dục cái ở gia súc bao gồm: buồng trứng, loa kèn, ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo và âm hộ. Sau khi đẻ, cơ quan sinh dục cái tiếp tục phát triển và hoàn thiện
chức năng cho tới khi thành thục về tính. Nói cách khác là khi thành thục về tính thì cơ
quan sinh dục cái bắt đầu hoạt động chức năng: buồng trứng thải trứng, các bộ phận khác
có những hoạt động nhằm tạo ra môi trường thích hợp cho tinh trùng vào gặp trứng để
thụ tinh và hợp tử phát triển hình thành bào thai.
4.1. Sự hình thành và phát triển của trứng
Tế bào trứng hay trong hình thành trong buồng trứng, nó được phát triển từ các tế
bào sinh dục chưa thành thục gọi là noãn nguyên bào (ovogonie). Ở giai đoạn sớm của
đời sống cá thể, các noãn nguyên bào tương tự như tinh nguyên bào, trải qua nhiều lần
phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các tế bào sinh dục chưa chín đó
chứa số lượng lưỡng bội nhiễm sắc thể. Các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào
biểu mô. Đến khi thành thục về tính dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở
vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích
thích tuyến yên tiết các hormone hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình phát
triển nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu tiên, các nang
trứng nguyên thuỷ thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng chín.
228
Quá trình phân chia thành thục của trứng được chia làm hai giai đoạn:
- Từ noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) phân chia giảm nhiễm cho /a noãn bào cấp
II (noãn bào thứ cấp) và một cầu cực thứ nhất (quá trình xảy ra ngay trước khi rụng
trứng). - Phân chia lần hai, từ noãn bào cấp II phân chia cho ra noãn bào lớn để thành
tế bào trứng chín và một cầu cực thứ hai, tế bào trứng chín chứa đơn bội nhiễm sắc
thể. Các thể cực nhỏ tiêu biến. Noãn bào cấp II truyền toàn bộ noãn hoàng cho tế bào
trứng. Điểm khác với sự phân chia tinh trùng chính là từ tinh bào cấp II cho ra 4 tinh
trùng có nguyên sinh chất tương đương. Còn đối với sự phân chia trứng thì có sự phân
chia không đồng đều nguyên sinh chất, đảm bảo cho trứng chín có đủ lượng nguyên
sinh chất và noãn hoàng dự trữ cho hợp tử sau này (các thể cực nguyên sinh chất rất ít
và không có noãn hoàng).
4.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của trứng
- Nhân tố hormone: Khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự bước vào giai đoạn
phát triển để thành trứng chín theo chu kỳ.
Dưới tác động của FSH thông qua tương tác hormone - đen, quá trình sinh tổng
hợp protein được xúc tiến mạnh mẽ, nang trứng không ngừng gia tăng về kích thước.
Lớp tế bào hạt phát triển thành nhiều lớp, bọc lấy tế bào trứng ở phía trong, kế đó là
màng cơ bản, phía ngoài là lớp tế bào vỏ (thếch), len lỏi vào lớp tế bào vỏ là hệ thống
mạch máu.
229
Đặc biệt cấu trúc tiếp nhận FSH ở lớp tế bào hạt (Granulosa) được hình thành,
FSH gia tăng hiệu ứng kích thích làm cho nang trứng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác tại
đây, FSH còn kích thích tế bào hạt tiết estrogen là hormone sinh dục cái điển hình.
Người ta cho rằng estrogen được sinh ra cùng sự tương tác của FSH đến lớp tế bào hạt,
kích thích nó tiết dịch, chất dịch tạo ra gọi là dịch nang trứng. Dịch nang trứng sinh ra,
ép lớp tế bào hạt lại để tạo ra thể hang (thể hang chứa dịch nang trứng). áp lực của dịch
nang trứng là điều kiện để phá vỡ vỏ nang trứng sau này (khi rụng trứng).
- Nhân tố ngoại cảnh:
Thức ăn (mức dinh dưỡng): là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới phát triển của
buồng trứng và các bộ phận của đường sinh dục cái nói chung.
Theo kết quả nghiên cứu của L.A.Denharog và H.A.M Van Der-steen 1984 (Hà
Lan), ở lợn nái hậu bị có mức dinh dưỡng cao, khối lượng buồng trứng tử cung đều lớn
hơn rõ rệt so với nhóm lợn với mức dinh dưỡng thấp ép < O,01).
Có sự ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của tế bào sinh dục nhiều hơn tế bào cơ,
xương, mỡ nhưng sự ưu tiên đó phải nằm trong tương quan chung về dinh dưỡng có trong
cơ thể.
- Giống: Các g iống khác nhau, chất lượng của quá trình phát triển nang trứng
c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status