Bài giảng Tín hiệu và hệ thống - pdf 20

Download miễn phí Bài giảng Tín hiệu và hệ thống



Một hệ thống được gọi là nhân quả nếu tín hiệu
ra của hệ thống chỉ có thể phụ thuộc các giá trị
của tín hiệu vào hiện tại và trong quá khứ chứ
không thể phụ thuộc vào các giá trị tương lai
của tín hiệu vào.
Một hệ thống phi nhân quả là hệ thống mà tín
hiệu ra có thể phụ thuộc vào cả các giá trị tương
lai của tín hiệu vào



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Thường Dùng Tín hiệu nhảy bậc đơn vị và tín hiệu dốc
Tín hiệu nhảy bậc đơn vị (liên tục), ký hiệu u(t),
được định nghĩa như sau:
u(t) =
 0 (t < 0)1 (t ≥ 0)
Tín hiệu dốc (liên tục) được định nghĩa như sau:
r(t) =
 0 (t < 0)t/t0 (0 ≤ t ≤ t0)1 (t ≥ t0)
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 23 / 27
Một Số Dạng Tín Hiệu Thường Dùng Tín hiệu sin
Một tín hiệu có dạng hàm sin giá trị thực thường
được biểu diễn như sau:
s(t) = A cos(ωt + φ)
ở đó: A là biên độ, ω là tần số góc (rad/s) và φ là
góc pha của tín hiệu. Chu kỳ của tín hiệu nói
trên được tính bằng công thức T = 2pi/ω.
Một cách biểu diễn khác của tín hiệu sin là biểu
diễn theo hàm của tần số f = 1/T (Hz) như sau:
s(t) = A cos(2pift + φ)
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 24 / 27
Một Số Dạng Tín Hiệu Thường Dùng Tín hiệu dạng hàm mũ thực
Một tín hiệu có dạng hàm mũ giá trị thực thường
được biểu diễn như sau:
f (t) = Aeαt
ở đó, A và α là các giá trị thực.
Nếu α > 0, ta có một hàm tăng; còn nếu α < 0,
ta sẽ có một hàm suy giảm theo thời gian.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 25 / 27
Một Số Dạng Tín Hiệu Thường Dùng Tín hiệu dạng hàm mũ phức
Một tín hiệu có dạng hàm mũ phức thường được
biểu diễn như sau:
f (t) = Ae(σ+jω)t
Áp dụng công thức Euler cho ejωt , tín hiệu nói
trên sẽ biểu diễn được dưới dạng sau đây:
f (t) = Aeσt [cos(ωt) + j sin(ωt)]
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 26 / 27
Một Số Dạng Tín Hiệu Thường Dùng Tín hiệu dạng hàm mũ phức
f (t) là một hàm có giá trị phức với phần thực và
phần ảo được tính như sau (nếu A là giá trị
thực):
Re[f (t)] = Aeσt cos(ωt)
Im[f (t)] = Aeσt sin(ωt)]
f (t) còn được gọi là tín hiệu dạng sin phức với
biên độ phức là Aeσt và tần số góc ω.
Biên độ thực của f (t) là |A|eσt và góc pha là φ, ở
đó:
|A| =

Re(A)2 + Im(A)2 và φ = arctan Im(A)
Re(A)
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 27 / 27
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG
Lê Vũ Hà
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Công nghệ
2009
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 1 / 14
Hệ Thống và Các Thuộc Tính của Hệ Thống Hệ thống là gì?
Một hệ thống là một thực thể hoạt động khi có
tín hiệu đầu vào (kích thích) và sinh ra tín hiệu
đầu ra (đáp ứng).
Nói cách khác, một hệ thống được đặc trưng bởi
mối quan hệ giữa tín hiệu đầu vào và tín hiệu
đầu ra: y(t) = T[x(t)], ở đó x(t) là tín hiệu vào,
y(t) là tín hiệu ra, và T là phép biến đổi đặc
trưng cho hệ thống.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 2 / 14
Hệ Thống và Các Thuộc Tính của Hệ Thống Mô hình toán học của hệ thống
Mối quan hệ giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào của
hệ thống, nói cách khác là hành vi của hệ thống,
có thể được biểu diễn bằng một mô hình toán
học.
Mô hình toán học cho phép xác định hệ thống:
xác định tín hiệu ra khi biết tín hiệu vào.
Mô hình toán học được sử dụng trong việc phân
tích và thiết kế hệ thống.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 3 / 14
Hệ Thống và Các Thuộc Tính của Hệ Thống Các thuộc tính của hệ thống
Tính tuyến tính
Tính bất biến
Tính nhân quả
Tính ổn định
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 4 / 14
Các Ví Dụ về Hệ Thống Hệ thống truyền thông tương tự
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 5 / 14
Các Ví Dụ về Hệ Thống Hệ thống truyền thông số
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 6 / 14
Các Ví Dụ về Hệ Thống Hệ thống điều khiển
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 7 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống liên tục và hệ thống rời rạc
Các hệ thống có tín hiệu vào, tín hiệu ra và các
tín hiệu sử dụng trong hệ thống đều là các tín
hiệu theo thời gian liên tục được gọi là các hệ
thống liên tục.
Các hệ thống có tín hiệu vào và tín hiệu ra là
các tín hiệu theo thời gian rời rạc được gọi là
các hệ thống rời rạc.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 8 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống tĩnh và hệ thống động
Các hệ thống tĩnh, còn được gọi là hệ thống
không bộ nhớ, là những hệ thống trong đó giá trị
của tín hiệu ra chỉ phụ thuộc giá trị của tín hiệu
vào ở cùng thời điểm.
Các hệ thống động, còn được gọi là hệ thống có
bộ nhớ, là những hệ thống trong đó giá trị của
tín hiệu ra phụ thuộc cả vào giá trị trong quá khứ
của tín hiệu vào.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 9 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống đơn biến và hệ thống đa biến
Hệ thống SISO (Single-input single-output): một
biến vào và một biến ra.
Hệ thống SIMO (Single-input multiple-output):
một biến vào và nhiều biến ra.
Hệ thống MISO (Multiple-input single-output):
nhiều biến vào và một biến ra.
Hệ thống MIMO (Multiple-input multiple-output):
nhiều biến vào và nhiều biến ra.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 10 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống tuyến tính và hệ thống phi tuyến
Một hệ thống đặc trưng bởi một phép biến đổi T
được gọi là hệ thống tuyến tính khi điều kiện sau
đây luôn được thỏa mãn:
T[αx1(t) + βx2(t)] = αT[x1(t)] + βT[x1(t)]
Các hệ thống không thỏa mãn điều kiện tuyến
tính nói trên được gọi là hệ thống phi tuyến.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 11 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống bất biến và hệ thống biến đổi theo thời gian
Một hệ thống được gọi là bất biến theo thời gian
khi mối quan hệ giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào
không bị phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu, nghĩa
là:
y(t) = T[x(t)] ⇒ ∀t0 : y(t − t0) = T[x(t − t0)]
Các hệ thống không thỏa mãn điều kiện bất
biến nói trên được gọi là hệ thống biến đổi theo
thời gian.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 12 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống nhân quả và hệ thống phi nhân quả
Một hệ thống được gọi là nhân quả nếu tín hiệu
ra của hệ thống chỉ có thể phụ thuộc các giá trị
của tín hiệu vào hiện tại và trong quá khứ chứ
không thể phụ thuộc vào các giá trị tương lai
của tín hiệu vào.
Một hệ thống phi nhân quả là hệ thống mà tín
hiệu ra có thể phụ thuộc vào cả các giá trị tương
lai của tín hiệu vào.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 13 / 14
Các Loại Hệ Thống và Tính Chất Hệ thống ổn định và hệ thống không ổn định
Một hệ thống được gọi là ổn định nếu tín hiệu ra
luôn có giới hạn hữu hạn khi tín hiệu vào có giới
hạn hữu hạn, nghĩa là:
|x(t)| <∞→ |y(t)| = |T[x(t)]| <∞
Một hệ thống không thỏa mãn điều kiện nói trên
là hệ thống không ổn định.
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 14 / 14
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TRONG
MIỀN THỜI GIAN
Lê Vũ Hà
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Công nghệ
2009
Lê Vũ Hà (VNU - ColTech) Tín hiệu và Hệ thống 2009 1 / 21
Phương Trình Vi Phân của Hệ Thống Tuyến Tính Bất Biến Biểu diễn hệ thống bằng phương trình vi phân
Mô hình phương trình vi phân là loại mô hình
toán học được sử dụng phổ biến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status