Nhạy cảm với kháng sinh của các chủng nắm candida ở bệnh nhân viêm âm đạo - pdf 21

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Nhạy cảm với kháng sinh của các chủng nắm candida ở bệnh nhân viêm âm đạo

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm âm hộ - âm đạo do nấm Candida là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. và có tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng [20].
Nghiên cứu của Klein Catherine (2002) cho thấy khoảng 70-75% phụ nữ nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 5 - 8% trong số họ tái phát hàng năm [80]. Tại Việt Nam, theo Phạm Thị Lan (2008) và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm Candida âm đạo cao nhất trong các tác nhân viêm đường sinh dục, chiếm 26% [58].
Biểu hiện lâm sàng của viêm âm hộ, âm đạo do nấm là ngứa dữ dội, cảm giác rát bỏng vùng âm hộ; tiết dịch nhày màu kem hay váng sữa dính vào thành âm đạo; tiểu buốt; đau khi giao hợp. Nếu không điều trị hay điều trị không đầy đủ, kịp thời, bệnh có thể tiến triển dai dẳng, gây nên các biến chứng như viêm tắc vòi tử cung, vô sinh [2], [3].
Trong những năm gần đây, cùng với việc sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng, thuốc chống viêm corticoid và các thuốc kháng nấm một cách rộng rãi, kéo dài, thiếu kiểm soát đã gây ra những vấn đề đáng lo ngại trong điều trị bệnh viêm âm đạo do nấm [19], [63]. Đã có nhiều trường hợp viêm âm hộ, âm đạo không đáp ứng với kháng sinh kháng nấm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm nấm Candida âm đạo dai dẳng, tái phát là do các chủng nấm gây bệnh đã sinh ra gen kháng thuốc thông qua những biến đổi về hình thái, tính chất sinh vật học ngay trong môi trường có thuốc kháng nấm [47]. Bên cạnh đó, các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kháng lại kháng sinh kháng nấm là cơ thể vật chủ, vấn đề sử dụng thuốc và vi nấm gây bệnh, trong đó yếu tố liên quan đến vật chủ thường có vai trò quan trọng đưa đến hiện tượng kháng thuốc. Hơn nữa, hiện nay chủng Candida gây bệnh có khoảng trên 300 loài Candida, mỗi loài có độc lực khác nhau nên khả năng gây bệnh và tình trạng kháng thuốc một cách khá phức tạp trong nhiễm nấm Candida âm đạo, đặc biệt những trường hợp tái phát [64],[ 74].
Bệnh viện Da liễu trung ương là chuyên khoa đầu ngành nên hàng năm có số lượt bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm tìm nấm rất nhiều và đa dạng. Năm 2010 có khoảng 18.000 lượt bệnh nhân, trong đó khoảng ¼ trường hợp được xác định nhiễm Candida spp. Năm 2011 số lượt bệnh nhân đã tăng lên gấp đôi, trong đó có nhiều trường hợp là viêm âm đạo do nấm tái phát. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại việc định danh loài và xác định độ nhạy cảm của các chủng nấm với kháng sinh chống nấm còn rất hạn chế nên việc điều trị còn nhiều khó khăn, nhất là những trường hợp nhiễm nấm dai dẳng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Với quy trình định loại nấm Candida spp có cải tiến và xác định độ nhạy cảm bằng kỹ thuật kháng sinh khuếch tán theo tiêu chuẩn quốc tế được cập nhật hàng năm (CLSI-Clinical and Laboratory Standards Institute). Từ 2011 Bệnh viện Da liễu trung ương đã tiến hành áp dụng qui trình kĩ thuật này và xác định được nhiều trường hợp nhiễm nấm âm đạo tái phát kháng lại kháng sinh chống nấm. Qua đó đã giúp các thầy thuốc lâm sàng chủ động lựa chọn thuốc kháng nấm một cách thích hợp và tư vấn cho người bệnh phòng tránh các yếu tố liên quan. Đồng thời, giúp người bệnh bớt đi gánh nặng về kinh tế, tinh thần và giảm các biến chứng, đặc biệt là vô sinh, góp phần kiểm soát các nhiễm trùng lây truyền đường tình dục và HIV/AIDS.
Đó là lý do, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu
1. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm âm đạo do nấm Candida tại Bệnh viện Da liễu trung ương
2. Xác định chủng nấm Candida gây viêm âm đạo tái phát
3. Đánh giá độ nhạy cảm của các chủng nấm Candida gây viêm âm đạo tái phát với một số kháng sinh kháng nấm.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh do Candida được viết trong y văn từ thời Hypocrate và Galen dưới những tên gọi khác nhau như: Monilia, Candida…Năm 1792, Frank mô tả lâm sàng căn bệnh do Candida gây nên. Năm 1894, Wilkinson xác định các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên quan với căn nguyên do nấm. Đến 1923, Berkhout mô tả rất chi tiết nấm này dưới tên thống nhất Candida [64].
1.1. Đặc điểm sinh vật học của nấm Candida (Yeast-Levure)
Candida là một nấm men tồn tại khá phổ biến trong thiên nhiên, ký sinh trên người và súc vật. Hiện nay, nấm Candida là một trong những căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất.
- Thuộc chi nấm men, họ Cryptococcaceae.
- Tồn tại trạng thái đơn bào, có nhân chuẩn.
- Hình dạng: Là nấm không màu, vách ngăn rộng, hình tròn hay hình bầu dục, đôi khi gặp dạng sợi hay vô định hình.
- Kích thước dao động từ 3-10 mm, thông thường lớn hơn gấp 10 lần so với vi khuẩn.
- Sinh sản vô tính theo cách nảy chồi. Khi bào tử chồi được sinh ra theo dạng tuyến tính không phân cắt thì hình thành nên cấu trúc gọi là giả sợi nấm.
- Khả năng thích nghi môi trường đường cao
- Tồn tại trong thiên nhiên, trong các môi trường chứa đường như hoa quả, rau dưa, mật mía…
- Có hơn 300 loài Candida gây bệnh, trong đó loài C.albicans hay gặp nhất, sau đến C.glabrata, C.tropicalis, C.krusei. Ít gặp hơn là C.parasillosis, C. guilliermondii, C.dublliensis [1], [19], [64], [74]


[hr:3f1crsdg][/hr:3f1crsdg]Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ , trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay , up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status