Thực trạng loét bàn chân và sử dụng giầy, dép của bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
ĐẶT VẤN ĐỀ

“Hãy kiểm soát Đái tháo đường ngay từ bây giờ”. Đó là một thông điệp nhân ngày “ Thế giới phòng chống đái tháo đường năm 2011” nhằm ứng phó với xu hướng gia tăng nhanh chóng bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) và tình trạng tuổi mắc ngày càng trẻ hóa ở nước ta. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng nhanh nhất là ở các đô thị lớn. Theo Mai Thế Trạch và cộng sự (1993), điều tra 5416 người ( > 15 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 2,52% [14]. Năm 2000 tiến hành điều tra trên 2017 người ( > 16 tuổi) tại Hà Nội, Tô Văn Hải và cộng sự (CS) thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 3,6%. Tạ Văn Bình và CS (2001), khi điều tra các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ ĐTĐ là 4,9% và tỷ lệ người có nguy cơ phát triển thành ĐTĐ là 38,5% [6]. Năm 2002, Bệnh viện Nội Tiết TW tiến hành điều tra trên qui mô toàn quốc thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc là 2,7%, khu vực thành phố là 4,4%, miền núi và trung du là 2,1% và ở đồng bằng là 2,7%[5].
Loét bàn chân (LBC) là một biến chứng của ĐTĐ. Đó là một biến chứng mãn tính, lâu dài, điều trị tốn kém, là nguyên nhân quan trọng của nhiễm trùng và cắt cụt chi. Hậu quả của LBC không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, chất lượng sống của người bệnh và gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới tháng 3 năm 2005, 15% số người bệnh đái tháo đường có bệnh lý về bàn chân, 20% trong số họ nhập viện hàng năm là do LBC [17]. Tỷ lệ tổn thương bàn chân ĐTĐ đã được báo cáo là 4,75% tại Hy Lạp (theo Papanas N., and Maltezos E. 2009) [31]. Theo Bakkerk và Foster AVA (2005), người ta ước tính rằng cứ 30 giây trôi qua thì có một chi dưới lại bị cắt cụt do bệnh ĐTĐ. LBC do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương ở phương Tây. Tỷ lệ cắt cụt chi ở BN ĐTĐ cao gấp 15 lần so với các đối tượng không bị ĐTĐ [31]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu(NC) của Nguyễn Thị Lạc (2011) trên 1156 BN bị ĐTĐ ở Sóc Trăng, thấy tỷ lệ LBC là 8,6%, tỷ lệ cắt cụt chi chiếm 3,5% [10]. Tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương [2004] thấy tỷ lệ LBC trên BN đến khám lần đầu tại nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,2% [3]. Theo dõi từ tháng 6/2004 đến 8/2005 tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương thấy 60 bệnh nhân ĐTĐ có LBC nhập viện điều trị, chiếm tỷ lệ 1,9% tổng số bệnh nhân ĐTĐ nhập viện cùng thời gian, trong đó tỷ lệ cắt cụt chi trong số 60 bệnh nhân đái tháo đường có LBC kể trên là 51% [12].
Do hiểu biết và nhận thức của bệnh nhân ĐTĐ về bệnh ĐTĐ tăng lên cộng thêm điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu được điều trị LBC hiệu quả ngày càng tăng cao. Bệnh nhân ĐTĐ ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lý còn cần được chăm sóc bàn chân đúng cách, toàn diện. Để chăm sóc bàn chân bệnh nhân ĐTĐ tốt, BN cần có giầy, dép thích hợp (đặc biệt trên những bệnh nhân ĐTĐ kèm theo mất cảm giác) [21] [22][23]. Ở Việt Nam, việc sử dụng giầy, dép hỗ trợ điều trị LBC còn khá mới đối với cả bệnh nhân ĐTĐ và các bạn sĩ điều trị. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Việc thiết kế sản xuất giầy, dép cho bàn chân ĐTĐ chưa có nhiều mặc dù hiệu quả của nó đã được chứng minh. Chính vì vậy chúng tui tiến hành NC đề tài: “Thực trạng loét bàn chân và sử dụng giầy, dép của bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết trung ương.” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng loét bàn chân và một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012.
2. Mô tả việc sử dụng giầy, dép của bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Bệnh Đái tháo đường và các biến chứng mãn tính.
1.1.1. Định nghĩa bệnh ĐTĐ: là tình trạng tăng đường máu mãn tính đặc trưng bởi rối loạn Glucid, Lipid, Protid kết hợp với giảm tuyệt đối hay tương đối tác dụng của insulin và/hay bài tiết insulin.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association - ADA) – 2011 [17][18]: một BN được coi là ĐTĐ nếu có một trong các đặc điểm sau:
- HbA1c ≥ 6.5%: Glucosylated hemoglobin là tên gọi thay mặt cho một số các hemoglobin khác nhau xuất hiện trong huyết thanh. Kết quả của việc gắn glucose hay sự chuyển hóa glucose vào hemoglobulin (HbA0), vì vậy có nhiều loại hemoglobulin HbA1a, HbA1b, HbA1c và có tên gọi chung là HbA1 .
- hay ĐM đói (nhịn ăn tối thiểu 8 giờ)  7 mmol/l, được làm ít nhất 2 lần vào 2 ngày khác nhau
- hay ĐM 2 giờ sau Nghiệm pháp tăng đường máu (NPTĐM) ≥ 11,1 mmol/l
- hay ĐM bất kỳ ≥ 11, 1 mmol/l và có triệu chứng tăng ĐM cổ điển (đái nhiều, khát nhiều, sụt cân không giải thích được)
1.1.2. Phân loại
Cũng theo ADA [17][18], các thể bệnh của đái tháo đường bao gồm:
(Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 1,2 dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới được vận dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam)
- ĐTĐ type 1:
Được chẩn đoán ĐTĐ trước 40 tuổi (nhất là trước 30 tuổi).
Bệnh nhân thường gầy.


87k90M1p64Mdjkr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status