Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 3
1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 3
1.1.1. Khái quát về nền kinh tế Mỹ 3
1.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ 4
1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản Mỹ 5
1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản 5
1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản 6
1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản 7
1.3. Tình hình nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ 7
1.3.1. Tình hình tiêu thụ một số loại sản phẩm thuỷ sản chính tại Mỹ 7
1.3.2. Sản lượng nhập khẩu 8
1.3.3. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 10
1.3.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 12
1.4. Kênh phân phối hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ 14
1.4.1. Kênh bán buôn 14
1.5.2. Kênh bán lẻ 15
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY SEPRODEX HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 17
2.1. Tổng quan về công ty Seaprodex Hà Nội 17
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý 19
2.1.3. Nguồn lực: 19
2.1.3.1. Vốn và cơ cấu vốn: 19
2.1.3.2. Lao động: 21
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 21
2.1.4.1. Doanh thu 21
 2.1.4.2. Lợi nhuận: 22
2.1.4.3. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu 23
2.1.5. Hoạt động Marketing-Mix 24
2.2. Môi trường Marketing tại thị trường Mỹ 29
2.2.1. Môi trường kinh tế 29
2.2.1.1. Thông tin kinh tế chung 29
2.2.1.2. Hệ thống tiêu thụ 30
2.2.1.2 Mức tiêu thụ 31
2.2.2. Môi trường luật pháp 31
1.2.2.1. Hàng rào thuế quan 31
1.2.2.2. Hàng rào phi thuế quan 33
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty vào thị trường Mỹ 35
2.3.1.Tình hình xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 35
2.3.1.1. Kết quả 36
2.3.1.2. Thuận lợi 38
2.3.1.3. Khó khăn 38
2.3.2.Tình hình xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội vào thị trường Mỹ 41
2.3.2.1. Kết quả 41
2.3.2.2. Thuận lợi 42
2.3.2.3. Khó khăn 42
Chương 3: GIẢI PHÁP MARKETING-MIX CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SEAPRODEX HÀ NỘI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 44
3.1. Sở thích và xu hướng tiêu dùng hàng thuỷ sản của người dân Mỹ 44
3.2. Chiến lược của công ty Seaprodex Hà Nội xuất khẩu vào Mỹ 45
3.3. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu 45
3.3.1. Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Mỹ 48
3.3.2. Thiết kế bao bì và nhãn mác sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Mỹ 50
3.4. Chiến lược giá xuất khẩu 50
3.4.1. Các phương pháp tính giá xuất khẩu 50
3.4.2. Các biện pháp điều tiết giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong điều kiện bị áp thuế chống bán phá giá 52
3.5. Chiến lược phân phối tại thị trường Mỹ 53
3.6. Chiến lược xúc tiến vào thị trường Mỹ 55
3.6.1. Tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế 55
3.6.2. Quảng cáo qua trang Web của công ty 59
3.6.3. Thư điện tủ 60
3.6.4. Thư chào hàng 61
KẾT LUẬN 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g những năm vừa qua.
- Chữ cái “ S” và dòng chữ SEAPRODEX là nhằm chỉ Seaprodex Hà Nội trước đây là một thành viên, công ty con trực thuộc Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam ( SEAPRODEX VIỆT NAM ). Hiện nay, tuy công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần hoạch toán độc lập về kinh tế song nó vẫn chịu sự quản lý về hành chính của Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam.
Giá cả
Tuỳ theo yêu cầu về cách thanh toán của khách hàng mà công ty có các cách tính giá bán khác nhau ví dụ như tính theo giá FOB hay giá CIF. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất qua đường cảng biển vì vậy chịu ảnh hưởng rất nhiều của giá cước vận chưyển. Trong mấy năm gần đây do chịu tác động của việc tăng giá xăng dầu nên cước phí vận chuyển đã tăng khá cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá bán sản phẩm của công ty tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó chi phí về nhân công, ngưyên liệu chế biến trong nước cũng không ngừng tăng nhanh làm độn chi phí sản xuất sản phẩm lên cao. Sản lượng đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong vài năm gần đây thường xuyên xảy ra bão, lũ...làm giảm sản lượng thuỷ sản gây lên tình trạng khan hiếm nguồn hàng cho xuất khẩu.
Kênh phân phối
Kênh phân phối của công ty được tổ chức bao gồm cả kênh quốc tế và kênh nội địa. Tuy nhiên, kênh phân phối quốc tế hay hoạt động xuất khẩu sẽ được ưu tiên phát triển hơn.
Hình 2.3 : Kênh phân phối sản phẩm của Seaprodex Hà Nội
SEAPRODEX HÀ NỘI
Phòng kinh doanh
XNK Thuỷ sản
Phòng Thuỷ sản
Nội địa
Nhà nhập khẩu
nước ngoài
Các cửa hàng, đại lý trong nước
Các cửa hàng, đại lý tại nước ngoài
Khách hàng
Trong các nhà nhập khẩu thì thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 70% sản lượng xuất khẩu của công ty. Khi xuất sang thị trường Nhật công ty thông qua một số nhà phân phối lớn trong đó lớn nhất là công ty Nichirei. Đây là bạn hàng truyền thống quen thuộc từ nhiều năm nay của công ty khi thâm nhập tại thị trường Nhật. Nichirei luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cả sản lượng cũng như giá trị xuất của công ty.
Định hướng trong các năm tới của công ty là tập trung mọi nỗ lực cho các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng phát triển thêm các thị trường mới như: thị trường Nam Phi, Hàn Quốc....Ngoài ra công ty cũng chuyển hướng hoạt động sang thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước về mặt hàng thuỷ sản đang ngày càng tăng cao.
Xúc tiến hỗn hợp
- Quảng cáo: công ty thường xuyên quảng cáo qua nhiều kênh và phương tiện khác nhau như: Tạp chí Thuỷ sản, Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam. Trang web của công ty đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng của khách hàng và người tiêu dùng. Tại địa chỉ website: www.seaprodexhanoi.com.vn khách hàng có thể trực tiếp liên hệ tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thực hiện việc giao dịch ban đầu là đặt hàng trước qua địa chỉ email sau đó đến công ty liên hệ sau.
- Hoạt động tuyên truyền và PR: Hàng năm công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu về sản phẩm của công ty tới đông đảo người tiêu dùng như: Hội chợ Vietfish, Hội chợ Xuân...
2.2. Môi trường Marketing tại thị trường Mỹ
2.2.1. Môi trường kinh tế
2.2.1.1. Thông tin kinh tế chung
- GDP: 11.750 tỷ USD (năm 2004).
- GDP/đầu người: 40.100 USD/đầu người (năm 2004).
- Dân số: trên 200 triệu người ( năm 2004).
- Thông tin kinh tế khác: Là nước có nền kinh tế năng động, cường quốc số một thế giới về kinh tế. Ngành công nghiệp chiếm 18%, nông nghiệp chiếm 2% và dịch vụ chiếm 80% GDP. Nhập khẩu năm 2003 đạt 1.500 tỷ USD (tăng 8,3% so với năm 2002), xuất khẩu đạt 1.000 tỷ USD (tăng 4,6 % so với năm 2002).
Từ các số liệu sơ bộ chung trên chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung của môi trường kinh tế Mỹ như:
Quy mô thị trường: thị trường Mỹ rất rộng lớn với số dân đông, nhu cầu đa dạng và phong phú về chủng loại, cơ cấu sản phẩm tiêu dùng. Bên cạnh đó do người dân Mỹ có thu nhập bình quân đầu người cao nên khả năng chi trả cũng rất cao, tần suất mua cao.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường: Mặc dù có những khó khăn nhất định trong thời gian vừa qua nhưng thị trường Mỹ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương và chất lượng tăng trưởng tốt. Nếu xét về gí trị tăng trưởng thực thì Mỹ vẫn có giá trị tăng trưởng cao nhất thế giới.
Mức độ hấp dẫn của thị trường: Thị trường Mỹ rất rộng lớn và tiềm năng với tất cả các loại sản phẩm và các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới. Vì vậy, tất cả đều coi thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng ở hiện tại hay là mục tiêu hướng đến trong tương lai. Do đó mức độ cạnh tranh tại thị trường này với tất cả các loại sản phẩm là rất gay gắt.
 2.2.1.2. Hệ thống tiêu thụ
Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình. Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hay công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế. Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hay hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối.
 2.2.1.2 Mức tiêu thụ
Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD.
2.2.2. Môi trường luật pháp
1.2.2.1. Hàng rào thuế quan
Các luật thuế
Luật thuế 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, chống việc nhập khẩu hàng giả. Hiện nay những điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực tuy nhiên mức thuế suất đã giảm đi nhiều.
Luật thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động bu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status