Bài giảng Địa chất môi trường - Những nhận thức cơ bản - pdf 21

Download miễn phí Bài giảng Địa chất môi trường - Những nhận thức cơ bản

Để đạt được nền kinh tế toàn cầu bền vững cần thiết:
1) Phát triển chiến lược kiểm soát dân số hiệu quả. Điều này đòi hỏi giáo dục đáng kể con người trong các nước phát triển, vì biết chữ và gia tăng dân số có quan hệ nghịch.
2) Tái cấu trúc đầy đủ các chương trình năng lượng. Có ý kiến cho rằng nền kinh tế toàn cầu bền vững là không thể nếu nó dựa trên việc dùng năng lượng hóa thạch. Kế hoạch năng lượng mới phải cân nhắc khái niệm chính sách năng lượng dựa nhiều hơn vào nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió).

Tóm tắt nội dung tài liệu:

involves the prediction and forecasting of hazards and changes of the environment caused by human encroachment on geological processes.” Committee of the International Union of Geological Science (IUGS) 1.2 Nhận thức môi trường và văn hóa Nhận thức môi trường gồm toàn bộ lối sống mà chúng ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để khám phá căn nguyên của điều kiện hiện tại, chúng ta phải nhìn về quá khứ để xem những thể chế văn hoá và xã hội -chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo và thẩm mỹ-ảnh hưởng đến cách mà con người nhận thức và phản hồi tới môi trường vật lý như thế nào. Để giải quyết các vấn đề môi trường như dân số quá đông, đổ bỏ chất thải độc hại, nóng lên toàn cầu, và cạn kiệt tài nguyên chúng ta phải nhìn về tương lai. Nếu thể chế xã hội góp phần vào các giải pháp, những thay đổi cơ bản mà xã hội hoạt động cả mức cá nhân và tổ chức sẽ là cần thiết. Độ lớn của điều chỉnh này có thể so sánh với độ lớn của cuộc Cách mạng Công nghiệp vừa làm thay đổi mối quan hệ giữa con người và môi trường bằng việc đem lại những nhu cầu liên tục gia tăng về tài nguyên và thải ra các khối lượng liên tục gia tăng chất thải độc hại vào môi trường. Những quan tâm môi trường toàn cầu hiện tại là các vấn đề chính trị hệ trọng, đòi hỏi những cố gắng hợp tác từ cả các nước công nghiệp và phát triển. Ví dụ, chúng ta không thể mong đợi các nước Nam Mỹ quản lý rừng mưa nhiệt đới tốt hơn nếu nước Mỹ và các nước công nghiệp khác áp đặt sức ép kinh tế nặng nề tới các nước Nam Mỹ xuất khẩu khối lượng lớn tài nguyên. Làm sao chúng ta có thể mong đợi các nước nghèo, nước phát triển tôn trọng môi trường khi các nước công nghiệp giầu có không muốn làm điều này? Cũng rất may, sự quan tâm của mọi người về môi trường đang gia tăng; nếu đúng vậy chúng ta sẽ quan sát sự tiến triển thực tế trong việc tìm kiếm các giải pháp chính trị cho các vấn đề môi trường. 1.3 Đạo đức môi trường Năm 1963 Stewart Udal công bố The Quiet Crisis, hầu hết mọi người không nhận thấy rằng sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường vừa là các vấn đề. Ngày nay chúng ta vừa nhận thức sâu sắc điều mà Udal gọi là “khủng hoảng sự tồn tại”. Ý thức môi trường đang làm thay đổi các cách sống, thể chế và đạo đức chúng ta Tiếp cận đạo đức môi trường là sự phát triển mới nhất trong lịch sử lâu dài của sự tiến hóa đạo đức loài người. Đạo đức môi trường (gồm đạo đức sinh thái và đất) bao gồm phạm vi tự do hoạt động của xã hội cũng như cá nhân đấu tranh để tồn tại trong môi trường đầy sức ép. Đạo đức đất đai cho rằng chúng ta có trách nhiệm không chỉ đối với xã hội và các cá nhân khác mà còn đối với toàn thể môi trường, đó là quần hợp lớn hơn bao gồm động vật, thực vật, đất, khí quyển... Theo đạo đức này, chúng ta là những công dân và những người bảo vệ đất đai, mà không là những người chiếm cứ nó. Sự thay đổi vai trò này đòi hỏi chúng ta tôn trọng và yêu đất đai của chúng ta hơn là cho phép nền kinh tế định đoạt mọi dùng đất. Nhận thức môi trường đang gia tăng nhanh chóng và chúng ta hiểu các vấn đề môi trường hơn bao giờ hết ở qui mô địa phương, vùng, và toàn cầu. Điều này làm cho phạm vi đạo đức môi trường thành chủ đề quan tâm nổi bật. Các chủ đề quan trọng trong lĩnh vực này bao gồm các lý do đạo đức cho việc ra quyết định, sự mâu thuẫn chủng tộc về môi trường (E racism) và công lý xã hội, giá trị cảnh quan, quyền của các vật vô tri vô giác, và bổn phận của chúng ta đối với các thế hệ tương lai. Nếu sự phản hồi các vấn đề môi trường của chúng ta được dựa vào cả kiến thức khoa học và các nhận thức mới về mối quan hệ họ hàng với Trái đất, chúng ta có thể phát triển các chính sách có những hiệu quả lợi ích sâu sắc cho chính chúng ta và phần còn lại của thế giới tự nhiên. 1.4 Khủng hoảng môi trường Những nhu cầu vừa được tạo ra trong việc giảm thiểu tài nguyên do dân số gia tăng, cùng với lượng thải của con người liên tục gia tăng, vừa tạo ra khủng hoảng môi trường. Cuộc khủng hoảng là kết quả của dân số quá mức, đô thị hóa, và công nghiệp hóa, kết hợp với sự quan tâm đạo đức rất ít về đất đai và những thể chế không thích hợp để đối phó với sức ép môi trường. Ngày nay cuộc tấn công vào tài nguyên tiếp tục ở qui mô toàn cầu: 1) Hoang mạc hóa và xói mòn đất đi kèm, ô nhiễm nước và không khí xuất hiện trên nhiều lục địa. 2) Khai thác tài nguyên như kim loại, than, dầu mỏ ở bất kỳ nơi nào mà chúng xuất hiện gây ra các vấn đề môi trường khác nhau. 3) Sự khai thác nước ngầm và nước mặt đưa đến sự mất mát và phá hủy nhiều môi trường ở qui mô toàn cầu. Chúng ta học được nhiều từ khủng hoảng môi trường. Chúng ta biết nhiều mối quan hệ của suy thoái môi trường tới việc dùng tài nguyên, Nhiều kế hoạch có tính đổi mới vừa và đang được phát triển tốt để giảm bớt hay loại bỏ các vấn đề môi trường; và chúng ta đang tạo ra các tiến trình thực sự, nhất là trong các nước phát triển, trong việc giảm nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, và quản lý chất thải độc hại. Vì sự suy thoái môi trường vượt qua cả hệ thống chính trị và tín ngưỡng tôn giáo, chúng ta phải nhìn xa hơn cho các nguyên nhân chính của điều kiện hiện tại. Những giải thích thỏa đáng hơn đánh giá là các vấn đề môi trường là kết quả tự nhiên của phát minh nhân loại và rằng chúng bắt đầu khi lần đầu tiên loài người dùng các công cụ để cải thiện sự sống của họ. Mỗi sự đổi mới vừa mở lớn vị trí thích hợp của Homo sapient trong một thế giới khắt khe và đảm bảo rằng mọi người theo sau có thời gian dễ dàng hơn. Kiểu phát triển xã hội vừa xuất hiện trong đó sự đổi mới vừa dẫn đến dân số lớn hơn, tạo ra các nhu cầu lớn hơn về tài nguyên và cũng đòi hỏi thêm sự đổi mới. Đường xoắn ốc này tiếp tục tới hiện tại, khi đó có các dấu hiệu rằng chúng ta đang trong tiến trình va chạm với môi trường của chúng ta. 1.6 Các khái niệm cơ bản của khoa học MT Khái niệm 1: Gia tăng dân số Vấn đề môi trường số 1 là sự gia tăng dân số. Nhà sinh thái học nhân văn nổi tiếng Garrett Hardin phát biểu rằng tác động môi trường tổng thể của dân số bằng tích mỗi người tác động nhân với dân số. Bởi vậy khi dân số gia tăng , tác động tổng thể cũng phải gia tăng. Khi dân số gia tăng cần nhiều tài nguyên hơn và, căn cứ vào các công nghệ hiện có của chúng ta, kết quả phá hủy môi trường lớn hơn. Vì sự dân số thế giới gia tăng theo luật số mũ nên nhiều nhà khoa học nhận định rằng sẽ không có khả năng cung cấp tài nguyên và môi trường chất lượng cao cho nhiều tỷ người vào thế kỷ 21. Dân số gia tăng ở qui mô địa phương, khu vực và toàn cầu làm hầu hết các vấn đề môi trường địa chất tồi tệ thêm, bao gồm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt, sản xuất và quản lý chất thải độc hại; đặt con người và các cấu trúc nhân sinh vào các quá trình tự nhiên (tai biến) như lũ lụt, trượt đất...



npUS4a4LF7xiH53

[hr:2yhww8iy][/hr:2yhww8iy]
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP:
Có 50 đến 60 núi lửa phun (volcanoes erupt) mỗi năm trên toàn thế giới. Ở Mỹ có từ 2 đến 3 vụ phun (núi lửa) mỗi năm, chủ yếu là ở Alaska. Những vụ phun này thường xảy ra ở những vùng dân cư thưa thớt của thế giới nhưng khi mà một trong số đó xảy ra ở vùng dân cư đông đúc thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Trong 100 năm qua đã có khoảng 100.000 người chết bởi các vụ phun núi lửa trong đó chỉ trong thập niên 1980 đã có 285.00 người chết. Trong quá trình phát triển dân số, ngày càng nhiều người sống trên những sườn của những núi lửa hoạt động và tiềm tàng. Do vậy, ở những nước đông dân cư với nhiều núi lửa hoạt động như Nhật Bản, Philippin và Indonesia thì sẽ đặc biệt nguy hiểm. Phía Tây của nước Mỹ, một phần Alaska, Hawaii và Tây Bắc Thái Bình Dương đều có những núi lửa hoạt động và tiềm tàng, một vài trong số đó nằm ở gần thành phố với dân cư lớn hơn 350.000 người.

Những ngọn núi lửa trong lịch sử và ảnh hưởng của nó

Tên núi lửa hay thành phố Ảnh hưởng
Vesuvius, Italy, 79 sau công nguyên Phá hủy Pompeii và giết chết 16000 người. Thành phố bị vùi lấp bởi hoạt động của núi lửa và được phát hiện năm 1595.
Skaptar Jokull, Iceland, 1783 Làm chết 10000 người (nhiều người chết vì đói) và nhiều vật nuôi trên đảo. Nó còn làm mất 1 số vụ mùa ở Scotland.
Tombora, Indonesia, 1815 Sự lạnh đi toàn cầu, tạo ra “ năm không có mùa hè”.
Krakatoa, Indonesia, 1883 Sự nổ toàn cầu, 36000 người chết.
Núi lửa Pelee, Martinique, 1902 Tro thổi làm chết 30000 người trong phút chốc.
La Soufriere, St. Vincent, 1902 Làm chết 2000 người và là nguyên nhân làm tuyệt chủng người Carib, Ấn Độ
Núi lửa Lamington, Papua New Guinea, 1951 Làm chết 6000 người.
Villarica, Chile, 1963-1964 Làm 30000 người phải sơ tán khỏi nhà.
Núi lửa Helgafell, đảo Heimaey, Iceland, 1973 Làm 5200 người phải sơ tán khỏi nhà.
Núi lửa St.Helens, Washington, Mĩ, 1980 Luồng hơi, mảnh vụn và dòng bùn đã làm chết 54 người, phá hủy hơn 100 ngôi nhà.
Nevado del Ruiz, Colombia, 1985 Dòng bùn đã làm ít nhất 22000 người chết
Núi Pinalubo, Phillipines, 1991 Tiếng nổ khủng khiếp, dòng tro, dòng bùn cộng thêm cơn bão nhiệt đới làm chết hơn 300, vài ngàn người phải sơ tán
Núi lửa Unzen, Nhật Bản, 1991 Dòng tro và những hoạt động khác của núi lửa làm chết 41 người, đốt cháy 125 ngôi nhà và hơn 10 ngàn người phải sơ tán.
Nguồn: C. Ollier, Volcano (Cambridge, MA: MIT Press, 1969).

Mục tiêu học tập của chương này:
 Làm quen với các loại núi lửa chính, các loại đá chúng sinh ra và sự sắp đặt kiến tạo mảng của chúng.
 Biết được ảnh hưởng chính của hoạt động núi lửa bao gồm: dòng lava, nham thạch, dòng vụn/ dòng bùn.
 Hiểu được các phương pháp nghiên cứu hoat đông của núi lửa để có thể đưa ra những kết quả tốt hơn về việc đoán sự phun núi lửa gồm có hoạt động địa chấn, sự thay đổi cách vẽ địa hình, sự thoát khí và lịch sử địa chất.
I/ NÚI LỬA (VOLCANO) :
1/ Định nghĩa:
Núi lửa là hoạt động giải phóng các dung nham trong lòng đất lên trên bề mặt vỏ đất dưới áp lực của năng lượng tích lũy, thông qua kênh dẫn là đường nối buồng magma với bề mặt vỏ đất. Như vậy đe một núi lửa hoạt động cần có các điều kiện sau đây:
+ Một tích tụ magma có năng lượng tích lũy lớn.
+ Một đường dẫn từ buồng magma đến bề mặt vỏ đất.
+ Vật liệu do núi lửa phóng thích có nhiệt độ rất lớn từ > 9000C- 12000C, do vậy có sức tàn phá rất lớn, thiêu hủy hầu như toàn bộ các công trình và vật liệu trong vùng nó đi qua.
2/ Các sản phẩm phun trào của núi lửa:
 Các chất khí: lúc đầu, khi mới phun ra khí chủ yếu là gồm các chất halogen (Cl, F).Lúc núi lửa nguội, thành phần khí chủ yếu có chứa lưu huỳnh, sunfua hydro, ammoniac và khí cacbonic. Có thể phân biệt được 5 loại khí phun sau đây:
• Khí khô phun ra đầu tiên, gần như không chứa hơi nước và chủ yếu gồm những hợp chất của Cl như clorua natri, clorua kali, clorua sắt…nhiệt độ gần 5000C.
• Khí phun acid chứa acid clohydric, anhydric sunfuaro và hơi nước. Nhiệt độ từ 3000C đến 4000C.
• Khí phun bazo chứa clorua amon, khí phân giải sẽ cho amoniac tự do. Nhiệt độ từ 1000 đến 3000C.
• Khí phun lưu huỳnh hay sunphta chủ yếu gồm có hơi nước và khí sunfua hydro. Nhiệt độ trên dưới 1000C.

tYykrXWLeVj985V

Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status