Đánh giá các tác động của quá trình khai thác bauxit đến môi trường đất ở mỏ bauxit Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất một số giải pháp phục hồi môi trường - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng kim loại nhôm có xu hướng ngày càng gia
tăng, đặc biệt là ở những nước phát triển, kim loại nhôm có rất nhiều ứng dụng như: dùng để
chế tạo các chi tiết máy bay, ô tô, các trang thiết bị nấu ăn, dây điện…. Trong khi đó, kim loại
nhôm được tạo thành từ quặng bauxit. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hoạt động khai
thác quặng bauxit cũng ngày càng tăng theo.
Quặng bauxit là một loại quặng nhôm có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình
phong hóa các đá giàu nhôm hay tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Đến
năm 2008, trữ lượng bauxit có thể khai thác trên thế giới còn khoảng 27 tỉ tấn. Trong đó,
Guinea, Australia, Việt Nam, Jamaica là bốn nước có trữ lượng bauxit nhiều nhất trên thế giới,
chiếm 86% [19]. Bauxit được khai thác đầu tiên ở Guyana trong thời gian 1897 – 1910 [14].
Năm 2008, Australia đứng đầu danh sách các nước khai thác bauxit và chiếm một phần ba sản
lượng khai thác của cả thế giới, theo sau là Trung quốc, Brazil, Guinea, và Jamaica.
Song song với các hoạt động khai thác quặng bauxit là tình trạng suy giảm tài nguyên và ô
nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác bauxit sẽ làm thay đổi cấu trúc địa chất, ảnh hưởng
đến vấn đề tuần hoàn nước, đời sống người dân bản địa, ô nhiễm không khí do bụi, ô nhiễm
tiếng ồn, mất cảnh quan…. Đặc biệt là vấn đề xử lí bùn đỏ bauxit hiện đang ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái, sức khỏe người dân bản địa, nguồn nước ngầm, nước mặt và nhiều
vấn đề nan giải khác. Mỗi năm, trên thế giới người ta đào bới 20km2 để khai thác 160 triệu tấn
bauxit, nghĩa là 12,5ha mỗi triệu tấn bauxit. Ở Việt Nam, để khai thác mỗi tấn bauxit phải đào
bới một diện tích gấp đôi trung bình thế giới [13].
Việt Nam có trữ lượng bauxit đứng thứ 3 trên thế giới, ước tính khoảng 5,4 tỉ tấn quặng
và có thể khai thác được 2,1 tỉ tấn. Trong đó, 91,4% trữ lượng bauxit đang nằm dưới lớp đất
đỏ bazan của Tây Nguyên [9]. Đến năm 2025, chúng ta sẽ đào bới từ 325 đến 450 ha để khai
thác 13 đến 18 triệu tấn bauxit mỗi năm và sẽ tạo ra 6,5 đến 9 triệu tấn bùn đỏ. Sau khi khai
thác hết 2,1 tỷ tấn bauxit thì sẽ có 625 km2 bị đào bới và thải ra 1,05 tỷ tấn bùn đỏ [13].
Thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là một trong những nơi có trữ lượng bauxit lớn ở Tây
Nguyên, chiếm 20% tổng trữ lượng cả nước. Do đó, việc khai thác bauxit ở Bảo Lộc, Lâm
Đồng sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Trước thực trạng như vậy, tui tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các tác động của quá trình khai thác bauxit đến môi trường đất
ở mỏ bauxit Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất một số giải pháp phục hồi môi trường” nhằm
góp phần vào việc giảm thiểu vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường do quá trình
khai thác bauxit gây ra.


8R5wTOg133Hy3le
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status