Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần kiểu Tucker trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T1b, T2 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
Ung thư thanh quản là một khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô thanh quản. Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính hay gặp nhất và đứng hàng thứ hai trong các khối u ác tính đường hô hấp, sau ung thư phổi. Ở Việt Nam, trong số các ung thư vùng đầu cổ, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm mũi họng [1], [2] ,[3].
Ung thư thanh quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau ở từng nước, ở Việt Nam khoảng 10/1 [4], [5], đa phần ung thư thanh quản có xuất phát từ vùng thanh môn (90%). Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 40 tuổi - 70 tuổi. Thuốc lá và rượu được xem như là yếu tố nguy cơ chính của ung thư thanh quản [6], [7]. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương hàng năm có khoảng 150 trường hợp mắc mới đến khám và điều trị.
Điều trị ung thư thanh quản hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và tia xạ, trong đó phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng.
Đối với ung thư thanh quản giai đoạn sớm hiện nay ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là phẫu thuật với xu hướng phẫu thuật bảo tồn chức năng của thanh quản, bao gồm chức năng phát âm và chức năng nuốt [8]. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật luôn gặp mẫu thuẫn giữa mục tiêu lấy hết bệnh tích và khả năng giữ được chức năng của thanh quản. Nhiều phương pháp phẫu thuật bảo tồn thanh quản khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển.
Từ năm 2005 đến nay, Khoa Khối u Bệnh viện TMH trung ương đã tiến hành phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn, tạo hình bằng phương pháp chỉnh hình giáp-móng-thanh thiệt cho hơn 150 bệnh nhân, đã mang lại kết quả rất tốt về bảo tồn chức năng thanh quản, về kết quả về ung thư học, ít tai biến, biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phẫu thuật cho bệnh nhân sau tia xạ, bệnh nhân có nhiều nguy cơ sẹo hẹp, bệnh nhân nữ,… nguy cơ dễ bị sẹo hẹp thanh quản sau mổ, không rút được ống thở, dễ xảy ra.
Trong những năm gần đây, chúng tui đã nghiên cứu và ứng dụng phẫu thuật cắt thanh quản bán phần kiểu Tucker thay thế cho phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu Piquet (C.H.E.P cổ điển) [9] trên một số bệnh nhân và đạt kết quả khá tốt. Đây là phẫu thuật nhằm giữ chức năng thanh quản sau cắt gần toàn bộ thanh quản, là một phẫu thuật hợp lý, vừa đảm bảo lấy hết bệnh tích vừa phục hồi lại cấu trúc giải phẫu thanh quản một cách tối đa, vừa đảm bảo chức năng sinh lý của thanh quản
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với cỡ mẫu đủ lớn về phương pháp phẫu thuật này, vì vậy để đánh giá một cách đầy đủ hơn về phương pháp phẫu thuật, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần kiểu Tucker trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T1b, T2 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương”
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính của ung thư thanh quản giai đoạn T1b, T2.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần kiểu Tucker trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T1b, T2 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Ung thư thanh quản là bệnh lý ác tính nhất vùng đầu cổ và ung thư biểu mô thanh quản chiếm hơn 95% trong số các khối u ác tính của thanh quản. Sự hiểu biết ban đầu về ung thư thanh quản gắn liền với sự phát hiện của Manuel Garcia năm 1854 với kỹ thuật (phương pháp) quan sát thanh âm qua gương nha khoa mà bây giờ được biết như là phương pháp nội soi gián tiếp [10].
Năm 1871 Van Luschka đã mô tả khá chi tiết đặc điểm giải phẫu của thanh quản và là cơ sở cho điều trị phẫu thuật các bệnh lý của thanh quan sau này. Sau đó Alfred Kirstein đã giới thiệu phương pháp nội soi thanh quản trực tiếp cho phép quan sát trực tiếp toàn bộ vùng hầu họng, thanh quản và khí quản [11]. Đây được coi là những người đặt nền móng cho phẫu thuật thanh quản sau này.
Khi các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong y học, đã nhanh chóng hỗ trợ cho phẫu thuật thanh quản bảo đảm độ tin cậy cao hơn, an toàn hơn cho người bệnh. Năm 1981, Archer sử dụng chụp CLVT để phân chia giai đoạn UTTQ, Charlin B và cộng sự thì so sánh hình ảnh tổn thương của ung thư thanh quản giữa nội soi và chụp CLVT. Thabet và cộng sự lại so sánh độ chính xác khi đánh giá tổn thương trên lâm sàng và chụp CLVT với sau phẫu thuật [12]; [13]; [14].
Điều trị phẫu thuật bảo tồn thanh quản được thực hiện lần đầu tiên năm 1851 bởi Gordon Buck ở Mỹ trên một bệnh nhân nữ 51 tuổi, tuy nhiên thời gian sống thêm của bệnh nhân chỉ là 15 tháng sau phẫu thuật [15].

Năm 1867, Jacobda Silva Solis-Cohen, có thể là người đầu tiên điều trị UTTQ giai đoạn sớm bằng phương pháp cắt thanh quản bán phần và năm 1892 tác giả đã báo cáo kết ban đầu điều trị ung thư thanh quản với thời gian sống thêm là 20 năm sau mổ mà không có sự tái phát của bệnh xảy ra [16], [17]
Đầu thế kỷ 20 chứng kiến một bước tiến đáng kể trong điều trị ung thư thanh quản bằng phương pháp điều trị phẫu thuật cắt bán phần đứng thanh quản. Themistokles Gluck đã hoàn thiện phương pháp cắt thanh quản bán phần vào năm 1903, tuy nhiên phương pháp này vẫn không được phổ biến và tỷ lệ tái phát bệnh cao, đặc biệt là nuốt sặc gây các biến chứng hô hấp.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự phát triển của phương pháp gây mê hồi sức, truyền máu và sự ra đời của kháng sinh cũng như sự hiểu biết chi tiết hơn về giải phẫu của thanh quản thì điều trị bằng phương pháp cắt bán phần trong ung thư thanh quản được mô tả bởi các tác giả như Alonso năm 1947 [18], Ogura năm 1958 [19] đã cải thiện đáng kể không những giúp kéo dài thời gian sống thêm mà còn giúp bảo tồn chức năng hô hấp, giọng nói và khả năng nuốt của bệnh nhân.
Năm 1959, Majer- Rieder đã đề cập đến một kỹ thuật mới cắt thanh quản, cho phép duy trì đường thở tự nhiên, đó là kỹ thuật cố định nhẫn-móng-thanh thiệt (C.H.P), nguyên tắc cơ bản là lấy bỏ toàn bộ tầng thanh môn, phía dưới có thể tới một phần sụn nhẫn, phía trên tới phần sụn thanh thiệt dưới xương móng.
Majer nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bảo vệ sụn thanh thiệt đối với chức năng nuốt sau mổ, đặc biệt tác giả đã tạo hình phần mất chất bằng cách cố định xương móng với sụn nhẫn, lúc đó cách tạo hình này hoàn toàn mới mẻ.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status