Phát biểu quan điểm cá nhân về thực trạng đô la hoá tại Việt Nam, giải pháp và khắc phục - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phát biểu quan điểm cá nhân về thực trạng đô la hoá tại Việt Nam, giải pháp và khắc phục



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA 2
1. Khái niệm đô la hóa 2
2. Nguyên nhân của tình trạng Đôla hóa 3
3. Tác động của “Đôla hóa” tới vấn đề tài chính quốc tế và nền kinh tế vĩ mô 4
3.1. Tác động tích cực 5
3.2. Tác động tiêu cực 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 8
1. Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam 8
1.1 Giai đoạn từ sau đổi mới tới trước khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1988 – 1997) 8
1.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2001. 10
1.3 Giai đoạn từ năm 2002 tới nay. 10
2. Nguyên nhân Đô la hóa tại Việt Nam 11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 15
1. Tạo niềm tin vào đồng nội tệ 15
2. Phát triển môi trường kinh tế vĩ mô 16
3. Các giải pháp khác 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oán, trao đổi, cất giữ.
Trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, hầu hết các nước đang theo đuổi cơ chế thị trường và thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu thương mại ngày càng phát triển, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động mạnh vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thì việc dự trữ ngoại tệ mạnh cho các hoạt động kinh doanh cũng là một nhu cầu khách quan để tránh lệ thuộc vào nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài.
Thứ ba: một quốc gia có trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao. Đồng nội tệ không phải là một đồng tiền chuyển đổi trên thị trường do giá trị của nó thấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng “Đôla hóa” ở những nước phát hành đồng nội tệ này.
3. Tác động của “Đôla hóa” tới vấn đề tài chính quốc tế và nền kinh tế vĩ mô
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm trong nó hai mặt đối lập là: tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng là phải phân tích để biết được những điểm tích cực và tiêu cực để có những chính sách thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố tích cực phát triển và hạn chế tới mức tối thiểu các tác động tiêu cực. Đối với vấn đề “Đôla hóa” mặc dù cũng có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nhưng cái giá phải trả khi không kiểm soát tốt vấn đề này cũng là rất lớn. Vì thế cần biết rất rõ cái được và mất trong vấn đề này.
3.1. Tác động tích cực
- Ngoại tệ mạnh có thể làm giảm áp lực lên nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao, nền kinh tế bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. “Đô la” có thể là công cụ làm thay đổi mức cung tiền tệ trên thị trường và làm lạm phát giảm đi, cụ thể khi mức cung tiền tệ cao Ngân Hàng Trung Ương (Center Bank) có thể bán ra ngoại tệ và mua vào nội tệ làm cho mức cung tiền tệ giảm xuống.
Ở những nước bị “Đô la hóa” chính thức, đồng Đô la là đồng tiền duy nhất được sử dụng trong các giao dịch của nền kinh tế, tuy nhiên chính phủ nước này không thể in Đôla để làm tăng lượng tiền cung ứng trong nước mà lượng Đôla này phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và tình trạng dự trữ, cũng như tài chính quốc tế của quốc gia đó. Vì thế, mức lạm phát có thể được duy trì ở mức thấp đồng thời không có rủi ro tỉ giá giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ, tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Do sử dụng một nguồn vốn hữu hạn nên sẽ tăng được hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy tài chính quốc tế ở quốc gia đó phát triển nhằm thu được một khoản lợi nhuận bằng “Đôla” bổ sung cho quỹ tiền tệ trong nước.
- Đôla hóa cũng được đánh giá là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trong GDP hay là “độ sâu tài chính”. Thay vì chuyển tài sản của mình bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao, thì nay có thể gửi vào các ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không bận tâm tới lạm phát của đồng nội tệ. Các ngân hàng thương mại trong nước có thể dùng đồng “Đô la” đó cho các doanh nghiệp vay để thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu với nước ngoài hay thực hiện đầu tư vốn sang một nước nào đó. Nó cung cấp vốn bằng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại kinh doanh. Điều này cũng làm hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài.
- Người ta tính rằng nếu một người Pháp đi du lịch từ Paris sang các nước Châu Âu khác nếu người đó có 100 đồng Francs và trong suốt chuyến đi họ không mua gì thì khi về Paris họ chỉ còn lại 50 đồng. Như vậy anh ta đã phải chi trả mất 50 đồng cho việc đổi tiền. Khi đồng ngoại tệ mạnh được chấp nhận trong thanh toán giao dịch tại một quốc gia thì chi phí giao dịch đổi tiền sẽ được xóa bỏ nhất là với những nước “đô la hóa” hoàn toàn, chi phí dự phòng rủi ro tỉ giá, các bảo hiểm rủi ro tỉ giá cũng không còn cần thiết. Tuy nhiên các ngân hàng và tổ chức tài chính lại mất đi một khoản doanh thu từ việc kinh doanh mua bán, hoán đổi ngoại tệ.
3.2. Tác động tiêu cực
Khi bị đô la hóa nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào đồng “đô la” đặc biệt là hệ thống tài chính. Khi sảy ra khủng hoảng tiền tệ có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính của nước bị đô la hóa, khi đó chính sách tiền tệ của nhà nước không được vận dụng một cách linh hoạt mà đây lại là một công cụ chính trong việc chống lại sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính và làm giảm sự tăng trưởng. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương không phát huy hiệu quả, bị mất tính độc lập. Nó có thể gây ra khó khăn trên một số phương diện như:
- Gây khó khăn trong việc đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời. Ở trong các nước đô la hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn trong hệ thống ngân hàng.
- Trong trường hợp ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay bằng đồng ngoại tệ để cho vay dài hạn, do sự ràng buộc của đồng ngoại tệ vào nước ngoài là rất lớn, nếu có biến động nào trên thị trường vốn trong khi những biến động này ngân hàng không kiểm soát được làm cho người dân đi rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng thương mại gây ra mất khả năng thanh toán đối với ngân hàng trong khi ngân hàng nhà nước lại khó khăn trong hỗ trợ vì đồng “đô la” bị hạn chế do không thể phát hành.
- Tình trạng chảy máu vàng có thể diễn ra. Các ngân hàng sẽ dùng ngoại tệ huy động được trong nước đem đi gửi ở thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận do lãi suất trên thị trường nước ngoài cao mà không dùng những đồng “đô la” đó đầu tư trong nước trong khi chính phủ phải đi huy động đô la với giá cao hơn để thực hiện đầu tư vào các chương trình phát triển quốc gia. Mặt khác tại các nước đô la hóa hoàn toàn, nếu lãi suất đô la trong nước thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường nước ngoài thì dân cư có thể gửi trên thị trường quốc tế và đồng “đô la” đó không được đầu tư trong nước.
- Đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status