giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Ngọc Lâm - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng. 3
1.1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán. 4
1.1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. 5
1.1.2. Hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 5
1.1.2.1. Khái niệm cho vay. 5
1.1.2.2. Đặc điểm của cho vay trung dài hạn. 6
1.1.2.3. Các hình thức cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 8
1.1.2.4. Nguyên tắc và điều kiện cho vay. 11
1.1.2.5. Vai trò của cho vay trung dài hạn. 15
1.2. Chất lượng cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 17
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay trung dài hạn. 17
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 18
1.2.4. Quy trình cho vay trung và dài hạn. 23
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung dài hạn. 27
1.2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng. 27
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng. 31
1.2.5.3. Các nhân tố khách quan khác. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NHTMCP Á CHÂU – PGD NGỌC LÂM. 35
2.1. Tổng quan về NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban: 37
2.1.3. Các hoạt động cơ bản: 40
2.1.4. Hoạt động kinh doanh của PGD Ngọc Lâm thời gian qua. 41
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn: 41
2.1.4.2. Hoạt động dịch vụ: 43
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 45
2.2.1. Tình hình cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 45
2.2.1.1. Thực trạng cho vay trung dài hạn. 45
2.2.1.2. Thực trạng dư nợ trung dài hạn. 47
2.2.1.3. Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn. 48
2.2.1.4. Vòng quay vốn trung dài hạn. 49
2.2.1.5. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ cho vay. 49
2.2.2. Tình hình nợ xấu đối với cho vay trung dài hạn tại PGD Ngọc Lâm. 50
2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn. 50
2.2.2.2. Tình hình nợ khó đòi. 52
2.2.3. Đánh giá chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 53
2.2.3.1. Kết quả đạt được. 53
2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NHTMCP Á CHÂU – PGD NGỌC LÂM. 62
3.1. Định hướng hoạt động của NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 62
3.1.1. Định hướng chung. 62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm. 68
3.2.1. Tăng cường duy trì hoạt động huy động vốn trung dài hạn để mở rộng nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn. 69
3.2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng góp phần nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn. 72
3.2.3. Đa dạng hóa các loại khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý. 74
3.2.4. Về quy trình cho vay. 75
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 77
3.2.4.2. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng. 80
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực. 81
3.2.6. Một số giải pháp hỗ trợ khác. 83
3.2.6.1. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng. 83
3.2.6.2. Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 83
3.2.6.3. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn. 84
3.2.6.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát. 86
3.2.6.5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng. 87
3.3. Một số kiến nghị. 88
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan. 88
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 89
3.3.3. Kiến nghị đối với NHTMCP Á Châu. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, là điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới thông qua việc tận dụng được dòng chảy vốn lớn cùng với công nghệ tiên tiến. Hòa chung với tình hình kinh tế quốc tế luôn biến chuyển với tốc độ ngày càng nhanh, mối quan hệ giữa các nền kinh tế của các quốc gia ngày càng được gia tăng thì tất yếu trong lĩnh vực NHTM cũng chịu sự tác động mạnh mẽ và phản ánh những thay đổi của môi trường kinh tế hội nhập. Với vai trò là chủ thể quan trọng của thị trường tài chính, ngân hàng có mặt trong tất cả các mói quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, muốn một nền kinh tế ổn định và phát triển thì đồi hỏi bản than hệ thống ngân hàng cũng phải ổn định và phát triển bởi nếu nó không ổn định thì nó sẽ phá vỡ sự ổn định trong các mối quan hệ kinh tế, từ đó dẫn đến làm suy giảm nền kinh tế.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, ngân hàng cần đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Đặc biệt, với lộ trình mở cửa trong vòng bảy năm theo cam kết cạnh tranh thị phần ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài “nhảy” thị trường Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài có khá nhiều ưu điểm hơn so với ngân hàng trong nước như: có kinh nghiệm, có vốn lớn, công nghệ hiện đại, trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp…
Để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ đang quan tâm đầu tư triển khai nhiều dự án lớn. Các dự án này cần nhiều vốn, được sử dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên, về cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do số vốn chưa đủ lớn. Để có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực này, NHTM Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp.
Do đó, trong quá trình thực tập tại PGD Ngọc Lâm - NHTMCP Á Châu, em đã có thời gian thực tế, tìm hiểu về các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Kết hợp với kiến thức đã học, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm” để phần nào đáp ứng mong muốn này.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề có lien quan tới công tác cho vay trung dài hạn. Phạm vi nghiên cứu là công tác cho vay vốn trung và dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm.
Nội dung bài viết của em được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng cho vay trung dài hạn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, Ban giám đốc ngân hàng và bất cứ ai quan tâm dến vấn đề này để đề tài này được hoàn thiện hơn.




CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại.
1.1.1. Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
Hoạt động ngân hàng, với các nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời của một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3.500 năm trước Công nguyên cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là “vốn- tiền” trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.
1.1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.
Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.
Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng là di vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời là cơ sở để quyết định các chức năng khác.
1.1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán.
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.
Việc NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình cách thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một cách nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.
1.1.1.2.3. Chức năng tạo tiền.
Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của ngân hàng Nhà nước. Bản thân các NHTM trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.


WGf606Hy90zGrOs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status