Sầm Sơn (Thanh Hóa): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trang
DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC ẢNH 4
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU. 9
Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG 18
1.1. Quan ®iÓm c¬ b¶n vÒ du lịch và tµi nguyªn du lÞch 18
1.1.1. Quan điểm về du lịch 18
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch 20
1.1.3. Các loại tài nguyên du lịch 21
1.2. Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên
môi trường 25
1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 25
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 27
Chương 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Ở SẦM SƠN (2000 – 2008) 30
2.1. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn 30
2.1.1. Vị trí địa lý .30
2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn 32
2.2. Tiềm năng du lịch Sầm Sơn 37
2.2.1. Vị trí du lịch 37
2.2.2. Tài nguyên du lịch ở Sầm Sơn 39
2.3. Thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn 68
2.3.1. Cơ sở hạ tầng 68
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 70
2.3.3. Sản phẩm du lịch hiện có ở Sầm Sơn 76
2.3.4. Lao động phục vụ du lịch 78
2.3.5. Khách du lịch đến Sầm Sơn 79
2.3.6. Doanh thu du lịch 84
2.3.7. Những hạn chế của du lịch Sầm Sơn theo quan điểm phát triển
bền vững 86
Chương 3. §Þnh h­íng vµ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SẦM SƠN 92
3.1. Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn 92
3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 92
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Sầm Sơn 93
3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển.95
3.2.1. Cơ sở dự báo.95
3.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể.95
3.3. Giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn.100
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch.100
3.3.2. Giải pháp đối với kinh tế du lịch theo hướng chuyên nghiệp. 102
3.3.3. Giải quyết vấn đề mùa du lịch. . 103
3.3.4. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn. .104
3.3.5. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước .111
3.3.6. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch cho Sầm Sơn .112
3.3.7. Giải pháp tăng cường biện pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch.114
3.3.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững .115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.118
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, là phương tiện quan trọng để thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế và văn hoá. Phát triển du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đối với nhiều quốc gia, du lịch thực sự đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn sẽ có tác dụng thực tiễn to lớn trong việc phát triển du lịch ở Thanh Hoá nói chung, và các điểm du lịch tương tự trong cả nước.
Bên cạnh đó, mặc dù du lịch Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trước tình hình như vậy, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi cho mình là xây dựng biểu tượng của một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềm năng của dải bờ biển dài và đẹp chạy dọc đất nước. Trong đó, Sầm Sơn lại là một điểm du lịch biển quen thuộc có lịch sử khai thác hàng trăm năm nên việc tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch biển Sầm Sơn là hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn (2007), Sầm Sơn đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực tạo ra điểm nhấn cho một địa danh hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức hoạt động du lịch cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội Sầm Sơn, cũng như ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho nhà nước và mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá, phát triển xã hội giữa Sầm Sơn – Thanh Hoá với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và phát triển du lịch Sầm Sơn những năm qua còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng thiếu thiện cảm với du lịch Sầm Sơn vẫn còn khá phổ biến, thậm chí có nhiều ý kiến phê phán gay gắt trên các phương tiện thông tin đại chúng về những vẫn đề còn tồn tại trong các mùa du lịch ở Sầm Sơn. Không những thế, hiện nay sự vươn lên của nhiều địa danh du lịch mới, đặc biệt là du lịch biển ở các địa phương trong cả nước đang đặt Sầm Sơn trước thách thức của sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi địa danh du lịch này phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút du khách.
Vì những lí do trên, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưa ngành kinh tế du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, khắc phục những thiếu sót trong cách thức tổ chức, phục vụ, xây dựng thương hiệu riêng cho biển Sầm Sơn. Do vậy tác giả đã chọn vấn đề: “Sầm Sơn (Thanh Hóa): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích - yêu cầu
2.1. Mục đích:
Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của thị xã Sầm Sơn. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Sầm Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong giai đoạn 2000 - 2008, so sánh với một số năm trước. Từ đó tiếp tục tìm ra những giải pháp thúc đẩy du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của thị xã du lịch biển này.
2.2.Yêu cầu:
Trên cơ sở tập hợp đầy đủ các tài liệu và số liệu có liên quan, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để rút ra các kết luận khoa học có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Các kết luận khoa học rút ra phải đảm bảo góp phần giải quyết những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, tránh làm xáo trộn quá mức đời sống kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo sự cân bằng tự nhiên và môi trường sinh thái của điểm du lịch này.
3. T×nh h×nh nghiªn cøu liªn quan ®Õn đề tài
Nghiên cứu về du lịch đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ngày càng quan tâm. Việc nghiên cứu thực trạng các địa điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, khả năng khai thác cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch...trở thành những nội dung cơ bản của ngành địa lý và ngành du lịch. Trên thế giới đã có những công trình khoa khoa học đánh giá các tổng thể tự nhiên phục vụ giải trí nh­: L.I. Mukhina (1973) đưa ra những phương pháp, nguyên tắc ứng dụng để tiến hành một công trình đánh giá tổng thể tự nhiên cũng như các thành phần của chúng, E.N. Pertxik chỉ ra những nguyên tắc, phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên trong quy hoạch vùng kinh tế nói chung và quy hoạch vùng du lịch nói riêng, Porojnik đã tổng quan lý luận về địa lý du lịch. Một số nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học tổng hợp Matxcơva như E.D Xmiarnova, V.B Nhefedova, L.V Xvittrenco tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ duỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây. Nhà địa lý B.N.Likhanov, 1973 đã xác định tài nguyên nghỉ ngơi giải trí theo lãnh thổ phục vụ khai thác cho du lịch. Hai nhà kinh tế học R.Lanquar và R.Hollie đưa ra những phương pháp marketing thu hút khách du lịch trong cuốn Marketing du lịch (Bản dịch từ tiếng Pháp), Nxb Thế giới, năm 1992 [41, tr.20].
Ở Việt Nam, thời gian gần đây có các công trình: luận văn phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, 1993 của Doãn Quang Thiện nghiên cứu về Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh du lịch nước ta, luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 1996 của Vũ Đình Thuý nghiên cứu những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những đề tài và dự án đó đã phân tích cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch, dự báo nhu cầu du lịch, đÒ ra chiến lược phát triển du lịch, cơ chế quản lý kinh doanh du lịch...

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status