Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm - pdf 21

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm



Công tác kế toán tại công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm đã đạt được một số ưu điểm sau:
- Các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao nên bộ máy kế toán làm việc thuận tiện và hiệu quả.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ là phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất, mặt khác giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi.
- Đối tượng tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành là nhóm bán thành phẩm từng giai đoạn và từng loại sản phẩm nhập kho là phù hợp với đặc điểm quá trình sản xuất của công ty và cũng phù hợp với phương pháp tính giá thành đã chọn.
- Giữa kế toán CPSX, giá thành với các bộ phận khác có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn. Việc lập báo cáo được tiến hành đều đặn, đúng kỳ đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin tài chính được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tổ cơ điện máy ủi (12 người), Tổ chế biến than (6 người), Tổ tạo hình số 1 (20 người), Tổ tạo hình số 2 (20 người), Tổ tạo hình số 3 (20 người), Tổ tạo hình số 4 (20 người) , Tổ phơi đảo vận chuyển (40 người), 2 Tổ xếp goòng (20 người), 2 Tổ nung đốt (6 người), 2 tổ xuống goòng bốc ( 24 người ).
Bộ phận trực tiếp sản xuất thực hiện theo chức năng chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất từ khâu đầu tiên là nhào đất, trộn đất đến khâu cuối cùng là đưa thành phẩm lên xe tiêu thụ.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán của công ty theo hình thức kế toán tập trung, xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và quy mô của công ty là hoạt động tập trung trên một địa bàn.
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 04)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty và mọi hoạt động của phòng.
- Kế toán thanh toán : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí bang tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu, thu chi, lập báo cáo tho sự phân công của kế toán trưởng.
- Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý tiến hành đối chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
- Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi.
- Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động, ngoài ra còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định.
- Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán.
- Thống kê phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi diễn biến sản xuất và việc thực hiện kế hoạch ngày ngày của các phân xưởng.
- Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi cung ứng xuất nhập các loại nguyên vật liệu, phụ tùng cho phân xưởng.
2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt nam.
- Tỷ giá sử dụng khi quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại từng thời điểm
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Trị giá vốn thực tế.
+ Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo giá vốn bình quân gia quyền.
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo giá vốn thực tế và theo nguyên giá TSCĐ.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
-Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ ( phụ lục 05)
2.3. Tổ chức công tác và phương pháp kế toán các phần hành kế toán:
2.3.1. Kế toán tài sản cố định
2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại về TSCĐ tại công ty.
*Đặc điểm TSCĐ :
TSCĐ sử dụng tại công ty cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm bao gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy khuấy, máy nghiền, lò nung... tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất đều là TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
* Phân loại TSCĐ
TSCĐHH được phân loại theo chức năng sử dụng bao gồm:
- Văn phòng công ty, xưởng sản xuất,..
- Xe tải, máy xúc,..
- Máy vi tính, máy photocoppy,..
2.3.1.2. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Xác định nguyên giá TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ của công ty do mua sắm được xác định :
Nguyên giá = Trị giá mua thực tế + Các khoản thuế + Chi phí liên
TSCĐ ( đã trừ CKTM, GG) (nếu có) quan trực tiếp khác
Ví dụ: Ngày 22/06/2008 Công ty mua máy photocoppy. Giá mua thực tế là 12.560.000 đ, thuế 1.256.000 đ. Chi phí vận chuyển là 520.000 đ.
Nguyên giá TSCĐ = 12.560.000 + 1.256.000 + 520.000 = 14.336.000 đ
b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao
của TSCĐ TSCĐ lũy kế
* Trường hợp nguyên giá của TSCĐ bị đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định như sau:
Giá trị còn lại Giá trị còn lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
của TSCĐ sau = của TSCĐ đánh x
khi đánh giá lại giá lại
2.3.1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ.
- Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng:
Kế toán công ty mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng xí nghiệp, kho để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc.
Kế toán chi tiết tại phòng kế toán:
Kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty. Căn cứ lập thẻ TSCĐ là: Biên bản giao nhận, biên bản đánh giá lại, biên bản thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu liên quan. Thẻ được lưu trong suốt quá trình sử dụng. Cuối tháng “ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ’’ được kế toán TSCĐ thực hiện thủ công trên bảng tính excel.
2.3.1.4. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
* Chứng từ kế toán sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ-phát hiện thiếu TSCĐ và các chứng từ kế toán khác có liên quan.
- Các chứng từ liên quan đến khấu hao TSCĐ: Bảng tính khấu hao TSCĐ.
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211 và các TK liên quan
* Phương pháp kế toán:
- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Ví dụ: ngày 20/04/2008 công ty mua 2 máy tính dùng trong công việc tại phòng kế toán. Tổng giá thanh toán là 17.650.000 đ (trong đó thuế GTGT 10% ). Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 06 )
Kế toán ghi:
Nợ TK 211 : 16.500.000
Nợ TK 1332 : 1.650.000
Có TK 112 : 17.650.000
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 12/06/08 thanh lý ô tô chở hàng trị giá 155.000.000đ, hao mòn 72.500.000đ, chi phí thanh lý bằng tiền mặt là 2.200.000đ trong đó VAT 10%. Giá bán là 80.000.000đ (chưa VAT )
Kế toán ghi:
BT1: Kế toán ghi giảm nguyên giá:
Nợ TK 811 : 82.500.000
Nợ TK 214 : 72.500.000
Có TK 211 : 155.000.000
BT2: Chi phí thanh lý:
Nợ TK 811 : 2.000.000
Nợ TK 133 : 200.000
Có TK 111: 2.200.000
BT3: Bán thu tiền mặt
Nợ TK 1111 : 88.000.000
Có TK 711: 80.000.000
Có TK 333 : 8.000.000
2.3.2 Kế toán NVL,CCDC
2.3.2.1. Phân loại NVL, CCDC
- Tại công ty NVL được phân loại thành:
+ Nguyên vật liệu chính: than, đất thó, xi măng,...
+ Nguyên vật liệu ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status