Thu hút nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thu hút nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1. Các khái niệm cơ bản 2
1.1. Nguồn vốn là gì? 2
1.2.Thu hút nguồn vốn 2
1.3.Đầu tư 2
1.4. Đầu tư cho GDĐH 2
2. Phân loại các nguồn vốn đầu tư cho GDĐH 3
2.1. Theo các nguồn đầu tư 3
2.1.1. Đầu tư trong nước 3
2.1.2. Nguồn vốn nước ngoài 3
2.2. Nguồn vốn dùng để đầu tư theo lĩnh vực ngành đào tạo 4
2.2.1. Khối ngành Khoa học kĩ thuật 4
2.2.2. Khối nghành kinh tế, tài chính, ngân hàng 4
2.2.3. Khối ngành y tế 4
2.2.4. Khối ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản 5
2.2.5. Khối ngành văn hoá xã hội 5
3. Đầu tư cái gì 5
4.1. Trường học 5
3.1.1. Phải thuận lợi về vị trí 5
3.1.2. Cơ sở trường lớp 6
3.1.3. Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, vào các phòng thực hành thực nghiệm, vào khu KTX cho sinh viên 6
3.2. Đầu tư vào chất lượng giáo dục 7
3.2.1. Đội ngũ giảng viên 7
3.2.2. Đội ngũ sinh viên 8
3.2.3. Đầu tư vào các phòng ban nghiên cứu 8
3.2.4. Đầu tư vào các chương trình đào tạo, vào việc mua bản quyền giáo dục cho trường 9
4.Các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH 9
4.1.Ngân sách nhà nước 9
4.2. Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước 10
4.2.1. Góp vốn ủng hộ các quỹ khuyến học 10
4.2.2. Đầu tư trực tiếp cho việc xây dựng, và phát triển đại học 10
4.3. Các nguồn tài trợ của các tổ chức khác trên thế giới 12
4.4. Nguồn thu sự nghiệp 12
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH 12
5.1. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục 12
5.1.1. Môi trường pháp lý 13
5.1.2. Môi trường chính trị xã hội 13
5.1.3. Chính sách về phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính 13
5.2. Môi trường và chất lượng giáo dục, đóng góp của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước 14
5.3. Nhu cầu của xã hội 15
5.4. Các nguồn cung ứng vốn 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 17
1. Thực trạng chung của nền giáo dục ở Việt Nam 17
1.1. Quy mô phát triển GDĐH 17
1.2. Chất lượng GDĐH 18
2. Thực trạng các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam 19
3. Thực trạng của vấn đề thu hút đầu tư, và đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam hiện nay 20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 23
1.Chính sách của chính phủ 23
2. Tăng học phí 24
3. Tăng tính chủ động cho các trường 26
4. Đào tạo ĐH theo hai chương trình 24
5.Cổ phần hoá ĐH có phải là câu trả lời 24
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

theo cơ chế thị trường, hay là học theo quy tắc thị trường. Dĩ nhiên, quá trình quá trình giáo dục con người không phải là quá trình sản xuất dây chuyền, không phải là quá trình tiếp nhận đơn thuần. Vấn đề ở đây là đầu tư cho GDĐH hiện vẫn là một vấn đề lớn mà mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cần chú trọng và tập trung nguồn lực nhiều. Cho nên, chúng ta vẫn luôn ủng hộ cho mọi nguồn đầu tư cho GDĐH.
Ở đây ta cũng cần xem xét sự khác nhau giữa nguồn đầu tư trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài :
Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước thường có nguồn vốn nhỏ, mang tính cấp thiết về nguồn lực. Chẳng hạn như đầu tư vào các ngành hiện tại có nhu cầu lớn như kế toán, ngân hàng, công nghệ thông tin… hay họ sẽ đầu tư vào các ngành mà hiện tại tổ chức của họ đang cần. Mặc dù như vậy sẽ rất mất thời gian và tốn kém, nhưng đó cũng là vấn đề sống còn của tổ chức họ.
Đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài thường có nguồn vốn rất lớn, thứ nhất, đó thường là những tập đoàn kinh tế mạnh, thứ hai, do có sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái mà đồng tiền của họ cũng thường có giá trị hơn. Và thường đây là sự đầu tư của các tổ chức kinh tế của các nước phát triển hơn đến các nước kém phát triển hơn. Thường ở những trường này có mức học phí rất cao, nhưng bù lại thì cơ sở học tập lại cực kỳ tốt, môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng viên vừa trong nước vừa nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp giảng hiệu quả, và tại đây sinh viên có điều kiện học ngoại ngữ rất tốt, cùng với học hỏi được nền văn hoá của các nước…
Nói chung, cái gì cũng có cái giá đích thực của nó, tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh mà mỗi người sẽ tự lựa chọn cho con đường học của mình.
4.3. Các nguồn tài trợ của các tổ chức khác trên thế giới
Đó là các nguồn tiền viên trợ từ các tổ chức như IMF ( quỹ tiền tệ quốc tế), UNESCO ( tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc), nguồn tài trợ ODA của các nước khác, …Các nguồn viện trợ này thường dành cho các nước nghèo, kém phát triển, tạo điều kiện cho họ có thêm nguồn lực đầu tư cho giáo dục, để họ có điều kiện học tập trong môi trường tốt hơn, họ có thể được tiếp cận với tri thức khoa học của thế giới… họ viện trợ để xây dựng trường lớp, để cung cấp các máy móc trang thiết bị trường học tiên tiến. Có như thế thì các nước này mới có điều kiện để phát triển nền kinh tế, mới có thể sánh vai với các nước khác trên thế giới.
4.4. Nguồn thu sự nghiệp
Đó là nguồn thu từ học phí, lệ phí, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất dịch vụ…).
Học phí là nguồn thu chủ yếu của tất cả các trường đại học. Học phí thu được, một phần để trả lương cho các cán bộ, công nhân viên trong trường, phần khác được giữ lại để tái đầu tư…
Các tổ chức đầu tư với mục đích để kiếm lợi nhuận thì học phí là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ. Một mức học phí cao nhưng hợp lý thì mới tạo điều kiện cho trường phát triển, tạo được danh tiếng cho trường.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH
5.1. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục
Chính sách của chính phủ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội nói chung, việc thu hút đầu tư cho GDĐH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cơ chế quản lý giáo dục là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giáo dục của quốc gia. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục phải tập trung tạo ra được đòn bẩy quan trọng và đúng đắn trong thị trường giáo dục, dựa vào những quy định luật pháp phù hợp và chi tiết hơn , trong đó luật giáo dục có vai trò cơ bản .
5.1.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho tất cả mọi lĩnh vực nói chung và cho GDĐH nói riêng. Một hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo cho nhà đầu tư cảm giác yên tâm, an toàn với nguồn vốn của mình. Họ sẽ cảm giác có một điều kiện tốt để phát huy được giá trị của nguồn vốn của mình theo mục đích nào đó. Cho dù nhà đầu tư mở trường với mục tiêu lợi nhuận, nhưng luật, chính sách và cơ chế quản lý sẽ buộc họ phải kiếm lời qua chất lượng giáo dục và giá trị thực sự mà trường mang lại cho người học, xã hội và đất nước. Khi nhà nước có một hệ thống pháp luật phù hợp xu thế phát triển của đất nước cũng như của thế giới, thì việc thu hút nguồn vốn cho GDĐH sẽ dễ dàng hơn.
5.1.2. Môi trường chính trị xã hội
Để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thì môi trường chính trị xã hội là nhân tố cực kỳ quan trọng. Một môi trường chinh trị ổn định sẽ tạo được sự an tâm cho các nhà đâu tư, họ cảm giác tự tin với môi trường an toàn, sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn nữa. Khi mà môi trường chính trị xã hội tốt, đầu tư đạt được mục đích của mình, họ sẽ lại tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa. Một đất nước có một nền chính trị không ổn định sẽ rất khó thu hút được nguồn đầu tư nói chung và đầu tư cho GDĐH nói riêng. Người ta cảm giác bất an với nguồn vốn của mình, không ai muốn mạo hiểm trong khi có những nơi an toàn hơn cho họ đáp xuống.
5.1.3. Chính sách về phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính
Phân bổ là một nhân tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư cho giáo dục, sự phân bổ phải hợp lý, rõ ràng, và cần thiết. Nếu phân bổ nguồn tài chính không rõ ràng rất dễ gây bức xúc đối với xã hội và các nhà đầu tư. Cần thực hiện việc phân bổ một cách công băng nhất. Công bằng ở đây không có nghĩa là “cào bằng”. Một thực tế hiện nay là “ai cũng muốn như ai”, không tỉnh nào, không trường nào muốn mình thua thiệt về nguồn vốn hơn các tỉnh, các trường khác. Tuy nhiên, không cào bằng, đó là cần có chính sách, cơ chế phân bổ hợp lý, cũng cần có trọng tâm, trọng điểm. Có như vậy, đất nước mới có một điểm tựa vững vàng, xây dựng và phát triển tốt ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
5.2. Môi trường và chất lượng giáo dục, đóng góp của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước
Một quốc gia dù giàu hay cùng kiệt thì cũng luôn luôn đặt giáo dục lên hàng đầu, đặc biệt là GDĐH - đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Môi trường giáo dục là tập hợp tất cả các yếu tố xung quanh, có mối quan hệ tương hỗ, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và đào tạo. Có môi trường giáo dục lành mạnh, người ta sẽ cảm giác thoải mái hơn khi rót vốn vào.
Chất lượng giáo dục cũng là nhân tố quyết định đến việc thu hút vốn.. Nó làm cho nhà đầu tư cảm giác hứng thú với hiệu quả của nguồn vốn mình bỏ ra. Nội dung chương trình giảng dạy cần gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển với tiến độ chóng mặt, trong khi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status