Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 4
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại. 5
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 8
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 8
1.1.2.2. Hoạt động cho vay đầu tư. 10
1.1.2.3. Hoạt động trung gian. 12
1.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 13
1.2.1. Vốn và cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại. 13
1.2.1.1. Khái niệm vốn: 13
1.2.1.2. Đặc trưng của vốn: 16
1.2.1.3. Cơ cấu vốn của Ngân hàng Thương mại 18
1.2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 24
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của NHTM 25
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM 31
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 40
2.1. Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 40
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội. 40
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội. 41
2.1.2.1. Mô hình tổ chức 42
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban 43
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh 52
Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 52
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn 52
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động 55
2.2.3. Chi phí vốn 58
2.2.4. Hệ số sử dụng vốn 58
2.3. Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 61
2.3.1 Những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 61
2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 62
Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 64
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội. 64
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội. 67
3.3. Kiến nghị: 70
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

loại nguồn vốn huy động có yêu cầu khác nhau: thời hạn, chi phí huy động, thanh khoản, kỳ hạn hoàn trả… Một sự thay đổi nguồn vốn ảnh hưởng đầu tiên đến chi phí vốn làm gia tăng tỷ trọng Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn và Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn. Khi tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn tăng thì chi phí giảm. Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn tăng thì chi phí vốn tăng.
Sự thay đổi cơ cấu cho vay hay đầu tư cũng kéo theo sự biến động nguồn thu, lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Do đó dựa vào chỉ tiêu này có thể điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng phù hợp với nhu cầu và mực tiêu sử dụng vốn của Ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu sử dụng vốn
Hệ số dử dụng vốn trong kỳ
Dư nợ cho vay bình quân
Hệ số sử dụng vốn trong kỳ =
Nguồn vốn HĐ
Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là việc Ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng vốn huy động. Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng cao chi ta thấy doanh thu từ hoạt động sử dụng vốn cao, ngược lại nếu hệ số này thấp cho thấy tình trạng kết đông vốn. Nếu Ngân hàng nằm trong tình trạng kết đông vốn thì phải có biện pháp “giải tỏa” kịp thời và giải pháp được các Ngân hàng lựa chọn là trái phiếu Chính phủ hay tín phiếu kho bạc để làm giảm tình trạng ứ đọng vốn.
Hệ số sử dụng vốn càng tiến gần đến 1 càng tốt, có nghĩa là Ngân hàng khai thác triệt để nguồn vốn huy động (diều kiện đảm bảo là giới hạn an toàn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ tanh khoản…
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn =
Nguồn vốn HĐ ngắn hạn
Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn
Dư nợ cho vay trung và dài hạn BQ
Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn =
Nguồn vốn HĐ trung và dài hạn
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn và Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn, trung và dài hạn của Ngân hàng. Ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % vốn ngắn hạn để cho vay Ngắn hạn, sử dụng bao nhiêu % vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn
Mặt khác, Ngân hàng luôn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi sử dụng vốn là trung và dài hạn. Do đó, để không bỏ lỡ nhu cầu kinh doanh Ngân hàng thường xuyên chuyển hoán nguồn ngắn hạn thành trung và dài hạn. Việc chuyển hoán kỳ hạn này làm duy trỉ ke hở lãi suất, ke hở kỳ hạn dẫn đến rủi ro lãi suất (khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng) và rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tính toán hợp lý tỷ lệ vốn Ngân hàng cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động và nâng cao doanh thu cho Ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh chi phí vốn huy động
Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, Ngân hàng phải trả lãi. Việ xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì qui mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng. Lãi suất chi trả càng cao thì có thể huy động vầ vay mượn được càng lớn, từ đó mà mở rộng cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của Ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí thì lợi nhuận của Ngân hàng giảm tương ứng. Vì vậy, chi phí vốn ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
Chi phí nguồn huy động
Chi phí huy động = Chi phí trả lãi cho nguồn HĐ + Chi phí HĐ khác
Chi phí trả lãi là chi phí lớn của Ngân hàng ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Quy mô, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt đối với từng nguồn ảnh hưởng đến Thu nhập của Ngân hàng.
Lãi suất huy động bình quân= ∑ tỷ trọng nguồn vốn i * lãi suất nguồn i
Lãi suất huy động bình quân cho ta thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất của mỗi nguồn. Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất (phản ánh khả năng sinh lời của Ngân hàng).
Thu lãi Chí phí trả lãi
Chênh lệch lãi suất bình quân = -
Tài sản sinh lời Vốn phải trả
Thông qua chênh lệch lãi suất bình quân ta xác định được chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra, từ đó cho thấy được phần lãi suất Ngân hàng được hưởng. Tỷ lệ này đo được khả năng cạnh tranh trên thị trường của Ngân hàng.
Chênh lệch lãi suất bình quân xu hướng ngày càng giảm do Ngân hàng chuyển sang cạnh tranh với nhau bằng chất lượng dịch vụ thay cho cạnh tran lãi suất.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn
Khả năng sinh lời của vốn huy động
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời của vốn HĐ =
Vốn HĐ
Khả năng sinh lời của vốn huy động cho thấy 1 đồng vốn huy động đem lại bao nhiêu đồng l lợi nhuận đối với Ngân hàng.
Khả năng sinh lời của vốn huy động càng cao thể hiện hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng càng cao.
Tỷ suất chi phí huy động
Chi phí HĐ vốn
Tỷ suất chi phí HĐ =
Doanh thu
Tỷ suất chi phí huy động là việc tạo ra 1 đồng doanh thu Ngân hàng đã bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Và tỷ suất này càng thấp càng tốt.
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
Công tác huy động vốn của Ngân hàng
Chính sách lãi suất của Ngân hàng
Đối với mỗi người có tiền gửi tại Ngân hàng, họ đều quan tâm đến vấn đề lãi suất. Nó được coi là một căn cứ quan trọng, trước khi họ quyết định đem tiền đến gửi tại Ngân hàng. Do đó, một Ngân hàng muốn huy động được nhiều vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì họ phải đua ra một cơ chế lãi suất hợp lý có sức thu hút và kích thích người gửi tiền. Tuy nhiên, đó không phải là điều đơn giản đối với một Ngân hàng Thương mại. Bởi vì hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại là quá trình “đi vay để cho vay” cho nên Ngân hàng không thể đưa ra mức lãi suất huy động tùy ý, mà nó phụ thuộc vào mức lãi suât cho vay của Ngân hàng, phù hợp với mức chụi đụng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến, mức rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tư khác, và cuối cùng là lãi suất cho vay mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
Ngoài ra, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là chi phí của Ngân hàng, nếu một Ngân hàng có thể cắt giảm chi phí kinh doanh thì họ có thể nâng cao mức lãi suất huy động trong khi vẫn giữ nguyên mức lãi suất cho vay mà vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn.
Ngoài mức lãi suất cụ thể, các hình thức huy động khác cũng có tác dụng kích thích người gửi tiền như: cách trả lãi (trả lãi trước hay trả lãi hàng tháng), được hưởng lãi khi rút trước thời hạn…
Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng
Như chúng ta biết, khi một nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của người dân không ngừng tăng thêm. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa, các dòng chảy tiền tệ luôn đan xen nhau; các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng trở nên đa dạng phong phú ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status