Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU

Các quốc gia trên thế giới phân biệt nhau bởi trình độ phát triển. Và để đạt đến một trình độ nhất định phải trải qua một thời gian tương đối dài để chuẩn bị. Trong đó tăng trưởng kinh tế được xem là yếu tố cốt lõi, nền móng cho sự phát triển ở các mặt khác. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong kinh tế học, nhất là kinh tế học phát triển là tìm ra những nhân tố kinh tế tác động trực tiếp làm cho nền kinh tế phát triển. Mỗi nhân tố giữ một vai trò nhất định và cơ chế tác động khác nhau trong quá trình tạo ra thu nhập của nền kinh tế, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác và nắm vai trò chủ đạo.
Để định hướng nền kinh tế phát triển đúng hướng, tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực. Cần nắm được yếu tố nguồn lực nào tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong giai đoạn đó, phân tích được cơ chế tác động của yếu tố đó đến tăng trưởng kinh tế, cách thức lượng hóa sự tác động của từng yếu tố nguồn lực. Hay nói cách khác là xác định đúng mô hình tăng trưởng kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn mở cửa hội nhập, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò tác động một cách trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Nhận thấy được vai trò quan trọng đó, tui đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế VN hiện nay”

Kết cấu của đề tài gồm có các phần chính như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
PHẦN THỨ HAI: VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và kiến thức có hạn nên rất mong ý kiến đóng góp của cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn!

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 0
PHẦN THỨ NHẤT: LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3
1. Khái niệm và ý nghĩa: 3
2. Phân tích, đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng 3
3. Đánh giá hiệu quả tăng trưởng. 4
II. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5
1.Hàm sản xuất, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng: 5
2. Quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong TTKT 7
PHẦN THỨ HAI: VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: 10
1. Những thành tựu đạt được: 10
2. Khó khăn và hạn chế: 13
II.PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
1. Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 17
2. Các kiến nghị trong việc sử dụng vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay: 21
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

PHẦN THỨ NHẤT
LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Khái niệm và ý nghĩa:
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Ở đây thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hay giá trị. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ.
Các nước đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nếu không có một khả năng tích lũy vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong đó ai cũng cùng kiệt như ai. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.
2. Phân tích, đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
Xem xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng, có thể chia tăng trưởng thành hai loại là tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu. Ở đây chúng ta tập trung nghiên cứu vấn đề tăng trưởng theo chiều rộng dưới tác động của các yếu tố đầu vào như vốn (K), lao động (L) và tài nguyên (R). Tăng trưởng theo chiều sâu với tác động của các yếu tố như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn (tức là nâng cao năng suất của các yếu tố tổng hợp).
Ở các nước phát triển, các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức tối đa, thậm chí nhiều yếu tố có xu hướng giảm dần và trở nên ngày một khan hiếm như lao động, tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu khá phát triển.


d7qhbdF6qN20fm3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status