Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung về tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập 2
1.1. Tăng trưởng kinh tế 2
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 2
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 2
1.2. Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp 2
1.2.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập 2
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập 3
1.2.3. Thước đo về bất bình đẳng thu nhập 4
1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 6
1.3.1. Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển 6
1.3.2. Lý thuyết của Mac 7
1.3.3. Lý thuyết của Keynes 8
1.3.4. Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” và kinh tế vĩ mô hiện đại 9
1.3.4.1. Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” 9
1.3.4.2. Lý thuyết của A.Lewis 9
1.3.4.3. Mô hình chữ U ngựơc của Simon Kuznet 10
1.3.5. Lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại 11
1.3.6. Nhận xét chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập. 14
CHƯƠNG 2: Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam 16
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế 16
2.1.1. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế 16
2.1.2. Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế 23
2.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 24
2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 25
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập 25
2.3.2. Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. 32
2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế cao gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng. 32
2.3.2.2. Nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập 43
3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập 43
3.2. Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo 44
3.3. Khuyến nghị 50
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

2000
2005
NN
73.02
71.25
65.09
56.8
CN
11.24
11.36
13.11
17.9
DV
15.74
17.38
21.8
25.3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, lao động dần chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động (NN-CN-DV) chia theo ngành kinh tế giữa các vùng cũng có sự chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy trong số các vùng, Đông Nam bộ vẫn là vùng có cơ cấu lao động tiến bộ nhất (27.8%, 30.9%, 41.3%), lạc hậu nhất là vùng Tây bắc (84.9%, 5.2%%, 9.9%) và Tây Nguyên (72.9%, 8.1%, 19%)
Chia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh tế. Cho đến năm 2005 cả nước có 4413 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm 10.2%, 38355.7 nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88.2% còn lại là số người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về đầu tư
Cho đến năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế ước tính đạt 673.3 nghìn tỷ đồng, bằng 43.1% GDP và tăng 22.2% so với năm 2007. Khu vực nhà nước có vốn đầu tư là 28.9% và giảm 11.4%, khu vực ngoài nhà nước là 263 nghìn tỷ đồng chiếm 41.3% và tăng 42.7%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 189.9 nghìn tỷ đồng chiếm 29.8%và tăng 46.9% (so với năm 2007). Có thể thấy vốn đầu tư giữ một vai trò quan trọng trong kết quả tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
1995
72447
100
30447
42
20000
27.6
22000
30.4
2000
151183
100
89417
59.1
34594
22.9
27172
18
2005
343135
100
161635
47.1
130398
38
51102
14.9
2006
404712
100
185102
45.7
154006
38.1
65604
16.2
2007
532093
100
197989
37.2
204705
38.5
129399
24.3
2008
637376
100
184435
28.9
263081
41.3
189960
29.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển đáng kể. Đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm dần từ 42% năm 1995 xuống còn 28.6% năm 2008, thay vào đó là đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng lên hơn 40% trong năm 2008 và giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư.
Nhờ Đảng và nhà nước ta tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên, sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ưu tiên đầu tư vào địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá ; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng và đạt kết quả cao. Nếu tính nguồn vốn đăng ký thì năm 2008 đã thu hút được nguồn vốn lên tới 64 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 11.5 tỷ USD, tăng 43.2% so với năm 2007. Mặc dù khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng và kết quả đầu tư đã tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, nhưng đầu tư của khu vực này vẫn tập trung trong một số ngành dựa vào khai thác tài nguyên như dầu khí và một số ngành tập trung vốn, được bảo hộ cao như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thép, xi măng.
- Về xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1995 là 39.88 USD Nhưng hai năm 1996-1997 đã là 38.55 tỷ USD. Và cho đến năm 2008 đã nhanh chóng tăng lên 136.6 tỷ USD, gấp 3.5 lần so với thời kỳ năm 1996-1997.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2000 kim ngạch ngoại thương chỉ đạt 30 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 14.4 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu là 15.6 tỷ USD thì đến năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 80 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39.6 tỉ USD, năm 2007 là 106.7 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 45.4 tỷ USD, năm 2008 là 136.6 tỷ, xuất khẩu đạt 58.2 tỷ, nhập khẩu là 78.4 tỷ.
Do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm xuống. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. Ngoài các mặt hàng như gạo, cà phê, thuỷ sản vốn là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng về may mặc, giày dép, một số mặt hàng điện tử, đồ gia dụng…Và ngày càng cố gắng hơn để đáp ứng được nhu cầu của các nước trên thế giới.
Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mở rộng quan hệ quốc tế giúp Việt Nam thu hút được khoản vốn đầu tư nước ngoài lớn lên tới 16 tỉ USD chiếm 20% GDP (năm 2007), tạo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân. Từ đó góp phần cải thiện thu nhập của người dân.
2.1.2. Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế
Mặc dù tăng trưởng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng trong đó không phải là không có những thiếu sót đáng lưu tâm.
- Chất lượng tăng trưởng còn thấp.
Nước ta trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực xong nó vẫn là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế nước ta đã phải chống đỡ với một cơn khủng hoảng kinh tế mới, lạm phát tăng cao, nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút trong năm 2009, điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếu điểm, dễ rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
Kinh tế tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của nguồn nhân lực rồi dào và từ nguồn vốn, yếu tố công nghệ còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tăng trưởng kinh tế.
Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo tỷ lệ %
thời kỳ
1993-1997
1998-2002
2003-2006
Vốn
69.3
57.4
52.73
Lao động
15.9
20.0
19.07
TFP
14.8
22.6
28.2
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế Việt Nam
Mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, mức độ đóng góp của yếu tố tổng hợp TFP trong GDP đã tăng lên từ 14.8% (thời kỳ 1993-1997) lên 28.2% (thời kỳ 2003-2006), tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn và lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status