Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương đến năm 2015 - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương đến năm 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. Cơ sở lý luận 4
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm của FDI 5
2. Các hình thức của FDI 7
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn FDI 8
3.1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư. 8
3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô 9
3.3 Nguồn lực phục vụ cho các dự án dược đầu tư 9
3.4 Các điều kiện về chính trị - xã hội khác 10
II. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội 11
1. Với phát triển kinh tế 12
2. Với phát triển xã hội 15
3. Tác động tiêu cực của FDI 17
III. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương 19
1. Thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh 19
2. Thu hút FDI tại tỉnh Hưng Yên 21
3. Thu hút FDI tại Vĩnh Phúc 22
4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương để thu hút nguồn vốn FDI 23
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2009 25
I. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút nguồn vốn FDI 25
1. Môi trường tự nhiên, văn hóa- xã hội 25
1.1 Điều kiện tự nhiên 25
1.2 Yếu tố văn hóa- xã hội 25
2. Môi trường kinh tế 26
2.1 Cơ sở hạ tầng 26
2.2 Tình hình phát triển kinh tế trong tỉnh 28
II. Thực trạng về thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2009 tại Hải Dương 30
2. Về quy mô vốn đầu tư 30
2. Cơ cấu đầu tư của FDI 33
2.1 Cơ cấu đầu tư theo đối tác 33
2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 34
2.3 Cơ cấu FDI theo ngành 35
III. Đánh giá về cơ chế chính sách của tỉnh Hải Dương về thu hút nguồn vốn FDI 37
3. Chính sách xúc tiến đầu tư và công tác quản lý đầu tư 37
4. Chính sách phát triển khu công nghiệp 39
5. Chính sách hành chính 40
6. Chính sách đất đai 41
7. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 42
IV. Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 43
1. Nguồn vốn FDI tác động tới việc huy động vốn và đóng góp vào tăng 44
trưởng kinh tế Hải Dương 44
2. Nguồn vốn FDI tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 44
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2000 45
3. Nguồn vốn FDI tác động tới xuất khẩu 47
4. Nguồn vốn FDI tác động tới các vấn đề xã hội 48
V. Đánh giá chung về thu hút FDI tại Hải Dương giai đoạn 2001-2009 50
1. Thành tựu 50
2. Những hạn chế, tồn tại 54
3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 57
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TẠI HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 60
I. Cơ hội và thách thức của Hải Dương đối với việc thu hút nguồn vốn FDI 60
1. Cơ hội 60
2. Thách thức 62
II. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI trong giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Hải Dương 63
1. Mục tiêu thu hút FDI đến năm 2015 của tỉnh Hải Dương 63
1.1. Mục tiêu chung 63
1.2. Mục tiêu cụ thể 64
2. Định hướng thu hút FDI tại Hải Dương 64
III. Một số giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI ở Hải Dương đến năm 2015 65
1. Hoàn thiện môi trường luật pháp và các chính sách 65
2. Tiếp tục công cuộc cải cách bộ máy hành chính 68
3. Đẩy mạnh công tác về quy hoạch, xúc tiến đầu tư 68
4. Cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 70
5. Nhóm giải pháp về lao động, đào tạo nguồn nhân lực 71
6. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng 72
7. Đẩy mạnh liên kết kinh tế Hải Dương với các tỉnh trong vùng đồng bằng 72
sông Hồng 72
8. Một số giải pháp khác 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ế bền vững. Tạo được tâm lý an tâm hơn khi các nhà đầu tư đến với Hải Dương.
Gắn liền với tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỷ trọng dịch vụ, phù hợp với xu thế chung của cả nước và của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Như vậy, những đặc điểm về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực và tình hình phát triển kinh tế nêu trên đã tạo cho Hải Dương một số ưu thế trong quan hệ hợp tác và đầu tư phát triển, cùng với những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2001- 2009 là tiền đề quan trọng để tiếp tục kế thừa, phát huy trong giai đoạn phát triển mới.
Thực trạng về thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2009 tại Hải Dương
2. Về quy mô vốn đầu tư
Từ sau cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ Châu Á, hoạt động ĐTNN trong cả nước và tại Hải Dương có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng FDI lại bắt đầu tăng trở lại. Theo bảng số liệu 2.1 trong 3 năm 2001-2003 đã có 39 dự án ĐTNN được cấp phép tại địa bàn, với tổng số vốn đăng ký là 459,2 triệu USD. Vốn đăng ký năm 2005 là 112 triệu USD, bằng 139,5% năm 2004. Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 663.6 triệu USD, tức tăng gần 6 lần so với năm 2005, bằng 144,5 % cả giai đoạn 2001-2003. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Hải Dương là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia. Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết năm 2008 ghi nhận mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục với hơn 480 triệu USD vốn đăng kí và hơn 330 triệu USD vốn đã thực hiện (bảng 2.2). Đây là thành tích ấn tượng của Hải Dương trong năm 2008, tuy nhiên thực trạng và triển vọng của nguồn vốn FDI vẫn là một vấn đề đáng bàn.
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
203
2.490
1.240,4
2001-2003
39
459,2
200,5
2004
11
80,3
40,3
2005
14
112
97,5
2006
51
663,6
143,4
2007
32
480,5
259,9
2008
47
481,6
330,3
2009
9
181
265
Nguồn: Sở Kế hoạch-đầu tư Hải Dương
Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnh Hải Dương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009. (chỉ tính các dự án có hiệu lực)
Tuy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua là tương đối lớn nhưng một thực trạng không phải với riêng Hải Dương mà tất cả địa phương khác trên cả nước đó là tình trạng giải ngân chậm nguồn vốn FDI. Điều này dẫn tới tình trạng số lượng vốn thực hiện so với số lượng vốn đăng ký là chưa cao và tỷ lệ này thường dưới 50%. Đây là một trở ngại mà các địa phương cần nhanh chóng giải quyết để nâng cao hiệu quả của hoạt động của nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2001-2003 tổng số dự án ĐTNN vào Hải Dương 39 dự án với tổng số vốn đăng ký là 459,2 triệu USD, lượng vốn thực hiện là 200,5 triệu USD chiếm 43,6 % lượng vốn đăng ký. Từ năm 2007 trở lại đây, tỷ lệ này đã tăng lên do Hải Dương đang chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Năm 2007, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là 54 %, năm 2008 là 68,58%. Năm 2009 là năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới do đó số lượng các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh giảm mạnh. Tình hình thu hút vốn và cấp giấy chứng nhận đầu tư mới năm 2009 giảm rõ rệt so với năm 2008: số dự án cấp mới bằng 19%, vốn thu hút bằng 44,2%. Các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư quy mô khá nhỏ, nhưng tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt rất cao 79,18%. Tuy nhiên phần lớn các dự án được thực hiện là các dự án đăng ký trước đó và thời gian triển khai để thực hiện dự án còn kéo dài. Đây là một trở ngại mà địa phương cần lưu ý trong việc kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Nó là một rào cản lớn để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào địa phương ta hay khong .
2. Cơ cấu đầu tư của FDI
2.1 Cơ cấu đầu tư theo đối tác
Hình 2.1 Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình vào Hải Dương (tính đến hết 12/2009)
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, đến nay 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Dương với tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ đô la Mỹ. Đứng đầu là Nhật Bản có lượng vốn FDI cao nhất chiếm 31.7% tổng số vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là đến Đài Loan với 27.2% số vốn, Samoa với 13.3%...(hình 2.1)
Các đối tác đầu tư vào Hải Dương chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Đài Loan, Trung Quốc , Hồng Kông.. với các dự án quy mô nhỏ và vừa. Điều này thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, hoạt động có hiệu quả, từ đó sẽ là cơ sở cho các tập đoàn, các Công ty lớn nhìn nhận đúng môi trường đầu tư, kích thích họ an tâm đầu tư nhiều hơn nữa vào Hải Dương. Tuy nhiên các nước châu Âu, châu Mỹ cũng đã tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương, nhưng chính thức đầu tư không đáng kể. Hiện tại tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách kêu gọi đầu tư, định hướng đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn, quy mô rộng; có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tác nước ngoài, để ngày càng có nhiều nhà đầu tư biết đến Hải Dương hơn nữa, đặc biệt là các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Tại Hải Dương từ khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài cho đến nay thì cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư có nhiều biến động.
Theo đánh giá ĐTNN trong 20 năm của Sở kế hoạch và đầu tư , trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài (1988-1992) thì hình thức liên doanh luôn đóng vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài ( chiếm trên 80% tổng số dự án ĐTNN, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 7% ). Hình thức đầu tư này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các hình thức khác nên đã trở thành hình thức thu hút chủ yếu của Hải Dương trong giai đoạn đầu. Với ưu điểm vừa khai thác được lợi thế của Hải Dương như: vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú… vừa tranh thủ tận dụng và phát huy sức mạnh của các nhà đầu tư (vốn, công nghệ, trình độ quản lý..).
Do đó, trong 10 năm đầu hình thức liên doanh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status