Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm cùng kiệt tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Nội dung chi tiết của đề tài 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 4
1.1. Tăng trưởng kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế 4
1.1.3. Các thước đo tăng trưởng kinh tế 5
1.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 5
1.1.3.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6
1.1.3.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) 6
1.1.3.4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI) 6
1.1.3.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) 6
1.1.3.6. Thu nhập bình quân đầu người 6
1.1.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 6
1.1.4.1. Nhân tố kinh tế 6
1.1.4.2. Nhân tố phi kinh tế 9
1.2. Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 10
1.2.1. Những quan niệm về nghèo đói 10
1.2.2. Các thước đo nghèo đói 11
1.2.2.1. Phương pháp xác định nghèo đói của WB 11
1.2.2.2. Phương pháp của Việt Nam 12
1.2.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đói 13
1.2.3.1. Nghèo khổ về thu nhập 13
1.2.3.2. Nghèo khổ con người (nghèo khổ tổng hợp) 13
1.2.4. Các nhân tố tác động đến nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 14
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 14
1.2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.2.4.3. Các nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ đói nghèo 15
 1.2.5. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay 16
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 17
1.3.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo 17
1.3.1.1. Nội dung 17
1.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá 18
 1.3.2. Vai trò của xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế 22
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 22
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên 22
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái 24
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU 27
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.1.2. Địa hình 27
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 28
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động 30
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá 31
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật 31
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội 33
2.1.3.1. Những thuận lợi 33
2.1.3.2. Những khó khăn, tồn tại 34
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở huyện Mộc Châu 34
2.2.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu 34
2.2.2. Cơ cấu kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 35
2.2.3. Tăng trưởng kinh tế trong các ngành 37
2.2.3.1. Ngành nông , lâm, ngư nghiệp 37
2.2.3.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 41
2.2.3.3. Về dịch vụ, du lịch 42
2.3. Thực trạng đời sống và vấn đề nghèo đói ở huyện Mộc Châu 44
2.3.1. Thực trạng về đời sống 44
2.3.1.1. Mức sống nói chung 44
2.3.1.2. Vấn đề việc làm 44
2.3.1.3. Sức khoẻ 45
2.3.1.4. Giáo dục 45
2.3.1.5. Nhà ở và vệ sinh 46
2.3.2. Thực trạng nghèo đói 46
2.4. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 51
2.4.1. Thực hiện các chính sách xã hội đối với người nghèo 51
2.4.1.1. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế 51
2.4.1.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục 52
2.4.1.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở 53
2.4.1.5. Chính sách trợ cấp cho người nghèo 54
2.4.2. Thực hiện các chương trình, dự án 55
2.4.2.1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 55
2.4.2.2. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng 56
2.4.2.3. Kết quả thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản và cộng đồng 56
2.4.2.4. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý 57
2.4.2.5. Kết quả thực hiện ưu tiên đầu tư dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở 32 bản ĐBKK 58
2.5. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 58
2.5.1. Độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng 59
2.5.2. So sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo. 61
2.5.3. Tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập bình quân chung 62
2.6. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 63
2.6.1. Thành tựu 63
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân 65
2.6.2.1. Hạn chế 65
2.6.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 66
 
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN MỘC CHÂU 69
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 69
3.1.1. Cơ hội 69
3.1.2. Thách thức 70
3.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu đến năm 2015 71
 3.2.1. Mục tiêu chung 71
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 71
3.2.2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 71
3.2.2.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 74
3.3. Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 75
3.3.1. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng 75
3.3.1.1. Giải pháp về vốn 75
3.3.1.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ 76
3.2.1.3. Giải pháp về chính sách và thị trường 77
3.3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 77
3.3.2. Đảm bảo tăng trưởng trên diện rộng, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn 78
3.3.3. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá 78
3.3.4. Thực hiện thương mại hoá trong nông nghiệp để giảm nghèo 80
3.3.5. Tăng cường vai trò của rừng trong công cuộc giảm nghèo 80
3.3.6. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo. 82
3.3.6.1. Giải pháp về phía Nhà nước 82
3.3.6.2. Giải pháp về phía địa phương 82
3.3.6.3. Giải pháp về phía người dân 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đàn lợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp… đang được nhân rộng.
+ Chăn nuôi bò sữa:
Với lợi thế về khí hậu, đất đồng cỏ huyện Mộc Châu xác định đây là lợi thế để phát triển đàn bò sữa, năm 1980 đàn bò sữa của huyện đã có 1.855 con, tuy nhiên do gặp khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quản lý nên đàn bò sữa bị suy giảm, đến năm 1991 còn 1.326 con. Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi và việc đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyền sản xuất sữa tươi thanh trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa khô đặc, bơ tươi, kem đạt 500 tấn sản phẩm/năm nên đàn bò sữa đã được phát triển. Năm 2009 đàn bò sữa đã phát triển lên 5.237 con, sản lượng sữa đạt trên 11.000 tấn/năm. Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo ra giống mới có năng suất cao: 4.000 - 4.200kg/chu kỳ 305 ngày.
Quy mô phát triển bò sữa hiện đang được nghiên cứu mở rộng đến các xã, thị trấn có điều kiện chăn nuôi bò sữa trong toàn huyện, chăn nuôi bò sữa thực sự đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ gia đình, với giá thu mua sữa tươi như hiện nay mỗi con bò sữa sẽ mang lại thu nhập từ 10 -20 triệu đồng/con/năm. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa thường xuyên, thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng làm tăng giá thành. Đây là yếu tố hạn chế khả năng phát triển mạnh và rộng khắp đàn bò sữa trong huyện.
b. Thuỷ sản: Toàn huyện đến năm 2009 có 95,5 ha diện tích mặt nước ao hồ, đã khai thác để nuôi thả cá, sản lượng đạt 164,7 tấn, tăng 12,65% so với năm 2000. Ngoài diện tích nuôi thả, huyện còn có diện tích mặt nước hồ thủy điện Sông Đà dọc theo 7 xã vùng lòng hồ Sông Đà có thể khai thác thuỷ sản theo cách đánh bắt và nuôi cá lồng. Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối năm 2008 đạt 96,3 tấn, tăng bình quân 2,85 %/năm.
Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ 2011- 2015 và những năm tiếp theo.
c. Lâm nghiệp
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu 1990. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng với các dự án 219, 747 và 327, 661... Lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các Lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ 2 đầu cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng, vườn ươm bước đầu được xây dựng, củng cố.
Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng qua các chương trình dự án 327,7 47, chương trình trồng 5 triệu ha rừng và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. . .vì vậy, đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy, trong 10 năm qua (2000- 2009) đã trồng mới được 7.412,55 ha rừng, tốc độ tăng bình quân 12,26 %/năm. Khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện được trên 200 ngàn ha, nâng độ che phủ của rừng từ 36,5% năm 2000 lên 38,3% năm 2003 và 47,5% năm 2009.
Về công tác quản lý khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản đã giảm dần: So với bình quân thời kỳ (1991 - 2000) sản lượng gỗ khai thác giảm 2,71%/năm, tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy và cháy rừng ngày càng được hạn chế.
Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Mộc Châu vẫn là rừng cùng kiệt và rừng phục hồi, trữ lượng gỗ và tre nứa còn thấp so với khả năng phát triển. Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng lâm nghiệp còn rất lớn điều đó cho thấy Mộc Châu vẫn còn có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp. Vì vậy, cần phát huy được thế mạnh đó và đầu tư có hiệu quả về phát triển nghề rừng trong những năm tới.
2.2.3.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Mộc Châu gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật cùng kiệt nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định qúa ít ỏi, vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận với thị trường bên ngoài. Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp, tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến, đến nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đang đi dần vào thế ổn định và từng bước phát triển.
Thời kỳ (1991 - 2000) sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. Nhịp độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân 10 năm (1991 - 2000) là 32,21%.
Đến năm 2009 giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.018,7 tỷ đồng, tăng 14,61% so với năm 2008 (Giá so sánh). Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước 289,3 tỷ đồng tăng 28,4%, kinh tế ngoài nhà nước 76,4 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2008; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.870 triệu đồng, tăng 1,4%. Một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến vẫn được giữ thế ổn định và tăng so với cùng kỳ năm trước như sản phẩm sữa thanh trùng tăng 51,5%, sữa UHT tăng 82,8%, sữa cô đặc tăng 12,6%; thức ăn gia súc 51,9%; điện thương phẩm tăng 37,9%, gạch tuy nel tăng 9%, gạch đất nung tăng 6,3%...Bên cạnh đó một số sản phẩm chủ yếu sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước như quần áo các loại, chè khô các loại giảm 2,6%....
Trong thời gian qua tuy có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp như: Nhà máy gạch tuy nen 10 triệu viên/năm, chế biến gỗ, xây dựng được 2 nhà máy thuỷ điện nhỏ tại xã Chiềng Khoa, Hua Păng, lắp ráp và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền chế biến chè Đài Loan v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status