Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Phạm Nguyễn - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 3
1. Cơ cấu bộ máy tổ chức doanh nghiệp 3
1.1.CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1.1Khái niệm 3
1.1.2.Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức 3
1.1.2.1.Chuyên môn hóa công việc 3
1.1.2.2.Sự phân chia tổng thể thành các bộ phận phân hệ 4
1.1.2.3.Cấp quản lý và tầm quản lý 4
1.1.2.4.Quyền hạn và mối quan hệ về quyền hạn trong tổ chức. 5
1.1.2.5.Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp trong tổ chức 7
1.1.2.6.Sự phối hợp các bộ phận, phân hệ trong tổ chức 8
1.2.Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình hiện nay 8
1.2.1.Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng 8
1.2.2.Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư 10
1.2.3.Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng () 11
1.2.4.Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược() 12
1.2.5.Mô hình tổ chức bộ phận theo ma trận() 13
1.3.THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC 16
1.3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 16
1.3.1.1.Chiến lược của tổ chức 16
1.3.1.2.Quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức 16
1.3.1.3.Công nghệ 16
1.3.1.4.Thái độ của người lãnh đạo và năng lực của đội ngũ nhân lực 17
1.3.1.5.Môi trường 17
1.3.2.Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức () 17
1.3.3.Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức() 18
1.3.4.Thiết kế cơ cấu tổ chức() 18
1.3.5.Nội dung của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức () 20
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẠM NGUYỄN 22
2.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Phạm Nguyễn 22
2.2 Thực trang cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần phạm nguyễn 23
2.2.1 cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần phạm nguyễn 23
2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 24
2.2.3.Mối liên hệ giữa các bộ phận 27
2.2.4 Phân tích tình hình lao động quản lý 28
2.2.4.1.Về số lượng 28
2.2.4.2.Về chất lượng 28
2.3.Một số đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Công ty cổ phần phạm nguyễn 28
2.3.1.Những thành tựu đã đạt được 28
2.3.2.Những khó khăn tồn tại 29
2.3.3.Sự cần thiết phải củng cố bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, lực lượng lao động tại công ty cổ phần Phạm Nguyễn 30
2.4.Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Công ty cổ phần Phạm nguyên 31
2.4.1.ảnh hưởng của môi trường kinh tế 31
2.4.2.Công tác lập kế hoạch của công ty 32
2.4.3.Thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm 32
2.4.4.Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận 32
2.5.Tình hình kinh doanh và những thành tựu đạt đựơc 33
2.5.1 Vốn kinh doanh. 33
2.5.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 34
2.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 35
2.5.4 Doanh thu. 35
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẠM NGUYỄN 38
3.1.Mục đích và phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức 38
3.1.1.Mục đích 38
3.1.2.Phương hướng 38
3.2.Một số giải pháp cơ bản 39
3.2.1.Hoàn thiện quy chế làm việc 39
3.2.2.Hoàn thiện sự phân công phân cấp trong bộ máy quản lý 40
3.2.3.Hoàn thiện các kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo 40
3.2.4.Xây dựng văn hoá công ty 42
3.2.5.Mô hình cơ cấu mới đề xuất 42
3.3.Một số kiến nghị đối với ban giám đốc công ty 45
3.3.1.Thành lập thêm phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường 45
3.3.1.1.Xuất phát điểm 45
3.3.1.2.Cơ cấu của phòng 45
3.3.2.Tinh giảm lao động ở một số phòng ban 46
Kết luận 47
Danh mục tài liệu tham khảo 48


LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Nó có thể giúp con người trong học tập,lao động, làm việc, có thể trao đổi thông tin với nhau từ những nơi cách xa nhau hàng nghìn km theo địa lý, có thể giúp con người giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng...Đặc biệt là công nghệ thông tin có thể giúp cho các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn. Có thể nói nó đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.
Như chúng ta đã biết song song với việc phát triển công nghệ thông tin là sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiêp.Chính vì vậy mà càng ngày càng cần nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Quản lý nhân sự cũng là một phần tất yếu quan trọng cần quản lý.quản lý tốt nguồn nhân lực là một vấn đề mang tính sống còn với các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững của tổ chức. Đó không những là đòi hỏi cho các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty hay các công ty đa quốc gia mà còn cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng bài bản và chuyên nghiệp hơn. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự tại Việt Nam không phải là một bài toán mới. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hệ thống chuyên biệt hay tích hợp, nổi tiếng hay vô danh, đóng gói sẵn hay tự xây dựng, tuỳ theo ngân sách và yêu cầu đặc thù của họ. Chính vì vậy sẽ không có một giải pháp nào là tối ưu cho mọi doanh nghiệp.Nó có thể giúp các doanh nghiệp theo dõi nhân viên tốt hơn, đáp ứng yêu cầu công việc một cách cao hơn,tối ưu hơn trong quản lý cũng như trong kinh doanh. Đặc biệt nó có thể giúp quản lý toàn bộ nhân viên trong một công ty, tính tiền lương hàng tháng cho mỗi nhân viên theo chức vụ,…
Chính vì những lý do trên mà em đã chọn cho mình đề tài :’’ Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Phạm Nguyễn’’
Em xin chân thành Thank giáo viên hướng dẫn - Th.S Nguyễn Thị Lệ Thuý đã tận tình hướng dẫn em và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tại công ty phần cổ phần Phạm Nguyễn


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

1. Cơ cấu bộ máy tổ chức doanh nghiệp

1.1.CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1Khái niệm
Cơ cấu tổ chức (chính thức) là tổng thể các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa,có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới mục tiêu đã xác định.( )
- Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức phân công điều phối những họat động trong cấu trúc của tổ chức ở từng bộ phận, phân hệ, vị trí công tác để đạt được mụch tiêu, mụch đích xác định của tổ chức đồng thời nó phản ánh môi tương quan về quyền lực trong tổ chức.
- Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức xác định những nhiệm vụ, quyền hạn và mối mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận phân hệ trong tổ chức.
1.1.2.Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức
1.1.2.1.Chuyên môn hóa công việc
Chuyên môn hóa công việc có nghĩa là khi một người, một bộ phận, phân hệ…chỉ thực hiện một hay một số chức năng nhiệm vụ có mối quan hệ tương đồng.
Như vậy chuyên môn hóa sẽ chia công việc ra thành những việc nhỏ, đơn giản, dễ đào tạo để thực hiện.
Ưu điểm lớn nhất của chuyên môn hóa đó chính là nâng cao năng suất và hoàn thiện được kỹ năng lao động nhất định cho người lao động.
Tuy nhiên chuyên môn hóa công việc cũng có những mặt tiêu cực của nó: đó chính là sự tẻ nhạt, nhàm chán đối với công việc mà người lao động phụ trách; bên cạnh đó khả năng sáng tạo, tìm tòi, sự thích nghi với những công việc mới rất thấp trong khi sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đòi hỏi người lao động phải có sự tổng hợp rất nhiều kĩ năng cần thiết khác. Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta khuyến khích tổng hợp hóa những kĩ năng cho người lao động.
-Tổng hợp hóa đó xảy ra khi một người, bộ phận, phân hệ.. . thực hiện công việc nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng mang tính tương đối.
Theo lời khuyên của các chuyên gia : nên nâng cao mức độ tổng hợp hóa đến mức độ cao nhất có thể đồng thời vẫn đảm bảo được những kĩ năng cần thiết cho người lao động. Về phía người lao động cần đa dạng hóa những kĩ năng nhưng phải xác định cho mình đâu là giá trị trung tâm.
1.1.2.2.Sự phân chia tổng thể thành các bộ phận phân hệ
Trong tổ chức sự chuyên môn hóa theo chiều ngang làm xuất hiện những bộ phận, phân hệ, vị trí công tác mang tính tương đối và thưc hiện những hoạt động nhất định. Sự hình thành các bộ phận phân hệ của tổ chức được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau là xuất hiện các mô hình, các kiểu tổ chức khác nhau.Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã xuất hiện nhiều mô hình cơ cấu tổ chức mới, đó là sự pha trộn kết hợp giữa các mô hình cổ điển và xu thế phát triển của từng chủ thể.
1.1.2.3.Cấp quản lý và tầm quản lý
Tầm quản lý (tầm kiểm soát) là số người và bộ phận mà một nhà quản lý có thể kiểm soát hiệu quả. Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm quản lý hẹp dẫn đến nhiều cấp.( )
Trong một tổ chức khi mà hệ thống cấp quản lý càng lớn, càng phức tạp sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong việc ra quyết định ( từ trên xuống ) cũng như việc tiếp nhận và báo cáo thông tin ( từ dưới lên, từ môi trường bên ngoài) làm mất nhiều thời gian, thông tin bị bóp méo. Vì vậy mà trong hoàn thiện cơ cấu tổ chức người ta thường giảm số cấp quản lý xuống đến mức nhất định và nâng tầm quản lý.
Muốn xác định tầm quản lý phù hợp phải tìm hiểu những mối quan hệ sau:
- Tầm quản lý và trình độ của cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch. Năng lực của cán bộ quản lý càng cao thì tầm quản lý càng rộng và ngược lại. Để nâng năng lực cho cán bộ quản lý cần: ( 1) nâng cao trình độ thông qua việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (2) nâng cao kĩ năng biến hoạt động thành thực tiễn; (3) nâng cao phẩm chất đạo đức.Tạo cho nhà quản lý các công cụ: (4) phương pháp, công cụ kĩ thuật, hệ thống thông tin; (5) các quy trình họat động, những lý thuyết mô hình mang tính định lượng.
- Tầm quản lý và sự rõ ràng trong việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tính phức tạp của hoạt động quản lý và tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch.
- Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.
Có 3 mô hình có cấu tổ chức căn cứ vào số cấp quản lý:
- Cơ cấu nằm ngang ( có từ 1- 2 cấp quản lý)
- Cơ cấu hình tháp nhọn (từ 3 cấp quản lý trở lên)
- Cơ cấu mạng lưới ( không có cấp quản lý )
1.1.2.4.Quyền hạn và mối quan hệ về quyền hạn trong tổ chức.
“Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ theo quyết định gắn liền với một vị trí ( hay chức vụ) quản lý nhất định trong cơ cấu tổ chức”.
Trong 1 tổ chức tồn tại 3 loại quyền hạn cơ bản: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn tham mưu, quyền hạn chức năng.
”Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết


gI95tE3nQee2eBC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status