Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV Tây Hồ - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Cơ sở luận về cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Vai trò trong cho vay của ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1. Vai trò đối với xã hội 4
1.1.2.2. Vai trò đối với ngân hàng 5
1.1.2.3. Vai trò đối với người đi vay 5
1.1.3. Các hình thức cho vay của ngân hàng 6
1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng 7
1.1.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay : 7
1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8
1.1.3.4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: 8
1.1.3.5. Căn cứ vào xuất xứ cho vay: 9
1.2. Chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Quan điểm về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại 10
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại 10
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngân hàng 12
1.2.3.1 Tổng dư nợ: 12
1.2.3.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu: 13
1.2.3.3 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay: 14
1.2.3.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay: 15
1.2.3.5. Chỉ tiêu tỉ lệ lãi chưa thu / lãi phải thu trong kì : 16
1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh mức độ áp dụng đúng quy định của pháp luật 16
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngân hàng. 17
1.2.4.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài : 17
1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 18
1.2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 18
1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay ngân hàng 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BIDV TÂY HỒ 26
2.1. Khái quát về ngân hàng BIDV tây hồ 26
2.1.1. Lịch sư hình thành của BIDV tây hồ 26
2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển: 26
2.1.1.2. Hệ thống cơ cấu tổ chức: 26
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Tây Hồ. 29
2.2.1. Về hoạt động huy động vốn của ngân hàng 29
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 29
2.1.1.2. Cơ cấu huy động vốn. 31
2.1.2. Về tình hình cho vay tại ngân hàng BIDV TÂY HỒ. 33
2.1.3. Kết quả tài chính. 34
2.3. Thực trạng về chất lượng cho vay của ngân hàng BIDV TÂY HỒ 36
2.3.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 36
2.3.2 Quy trình tín dụng : 37
2.2.3. Khả năng cạnh tranh : 38
2.3.4 Chính sách cho vay 39
2.3.5 Công tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay. 39
2.3.5 Chất lượng cho vay ngân hàng qua các chỉ tiêu. 41
2.3.5.1 Tổng dư nợ cho vay: 41
2.3.5.2. Cơ cấu dư nợ cho vay: 41
2.3.5.3. Tình hình nợ quá hợ quá hạn và nợ xấu 43
2.3.5.4. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo 43
2.3.5.5. Hiệu suất sử dụng vốn 45
2.3.5.6. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 46
2.3.5.7. Vòng quay vốn cho vay 48
2.4. Đánh giá những kết quả đạt được 49
2.4.1. Những kết quả đạt được về chất lượng cho vay tại BIDV Tây Hồ 49
2.4.1.1 Tổng dư nợ cho vay 49
2.4.1.2 Các chỉ tiêu cơ cấu 49
2.4.1.3 Chỉ tiêu chất lượng 49
2.4.1.4 Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm cho vay bán lẻ gồm 49
2.4.1.5 Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay đều được thực hiện khá nghiêm túc 50
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế tại BIDV TÂY HỒ 50
2.4.2.1. Những hạn chế về chất lượng cho vay tại BIDV TÂY HỒ 50
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI BIDV TÂY HỒ 65
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV TÂY HỒ trong năm 2010 65
3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng 66
3.2.1. Về công tác quản trị tín dụng: 66
3.2.2 Trong chính sách cho vay: 67
3.2.3 Đối với quy trình cho vay 68
3.2.4 Trong công tác marketing: 69
3.2.5. Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ tín dụng: 70
3.2.6. Về cơ cấu tổ chức: 71
3.3. Kiến nghị 72
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 72
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 73
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng BIDV Việt Nam. 74
3.3.3.1 Về công tác nguồn vốn : 75
3.3.3.2 Về công tác tín dụng : 75
3.3.3.3 Về phát triển mạng lưới – thị phần : 75
3.3.3.4 Về hỗ trợ đào tạo cán bộ : 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

GIỚI THIỆU CHUNG
1. Sự cấp thiết của đề tài.
Việt nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, dần bắt nhịp với tốc độ phát triển của khu vực nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.đó là sự cố gắng không ngừng của đảng, nhà nước và các thành viên trong xã hội. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của các ngân hàng thương mại, được ví như mạnh máu của nền kính tế, giúp cho nền kinh tế của nước ta được lưu thông, vận động nhanh chóng. Với các chức năng : huy động vốn dư thừa trong xã hội để cho vay những người đang cần vốn, là trung tâm thanh toán, giúp ngân hàng nhà nược thực hiện chính sách tiền tệ… nên các ngân hàng này giữ một vai trò hết sức quan trọng.nhưng đặc trưng của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ, đây là lĩnh vực kinh doanh nhậy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự thành công hay thất bại của ngân hàng sẽ kéo theo các thành phần khác trong xã hội cũng bị ảnh hưởng. Trong thời kì nền kinh tế đang gặp nhiều biến động không thể lường trước như hiện nay việc quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại là một việc là vô cùng cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay của các ngân hàng. Vì đây là hoạt động chiếm tỷ lệ lớn nhất, mang lại thu nhập chính và chứa đựng rủi ro nhất của ngân hàng. Mặt khác BIDV tây hồ là một ngân hàng mới thành lập nên không thể tránh được những khó khăn và thiếu sót của mình trong lĩnh vực tìm kiếm và cho vay khách hàng. Vì vậy trong quá trình thực tập tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV Tây Hồ.” Em mong rằng với kiến thức của mình và sự hiều biết về ngân hàng BIDV Tây Hồ, có thể đóng góp một phần công sức của mình cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn
2. Mục đích nghiên cứu
- tìm hiểu cở sở lý lụân chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó liên hệ thực tiễn một cách đúng đắn và toàn diện thông qua việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của BIDV tây hồ, em muốn đưa ra các giải pháp và kiến nghị để giải quýêt những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong ngân hàng, với mong muốn góp một phần công sức giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên ở đây em chỉ nghiên cứu về lĩnh vực cho vay của ngân hàng, còn những lĩnh vực hoạt động khác em sẽ không đưa ra trong bài khoá luận của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận của mình em sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, phân tích, hệ thống, thu thập thông tin và tổng kết thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Chương I : Cơ sở lý luận về cho vay và chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại
Chương II : Thực trạng chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại BIDV Tây Hồ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở luận về cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại
Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ cho vay được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ cho vay có thuật ngữ riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể được hiểu như sau :
+ Xét trên góc độ dịch chuyển dịch vốn cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì cho vay được coi là chuyển dịch qũy từ người đi vay sang cho người đi vay.
+ Trong quan hệ tài chính cụ thể, cho vay là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn lại giữa hai chủ thể
+ Cho vay còn có nghĩa là một số tiền mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.
+ Cho vay là một giao dịch tài sản ( tiền hay hàng hoá ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác ) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Hoạt động cho vay phải đảm bảo hai nguyên tắc sau :
 Một là : Vay vốn phải sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Hiệu quả đó trước hết là đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế


p3YuZpNPB4BGgn7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status