Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM- VINASHIN. 3
1.1. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 3
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn 3
1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 4
1.2. Tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn 6
1.2.1. Tổ chức bán hàng và ký kết hợp đồng 6
1.2.1.1. Chức năng 6
1.2.1.2. Nhiệm vụ 8
1.2.2. Tổ chức các hoạt động tài chính 9
1.2.3. Tổ chức các hoạt động khác 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 12
2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
2.1.1. Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 13
2.1.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 13
2.1.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 15
2.1.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 18
2.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu 23
2.1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 23
2.1.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 24
2.1.2.3. Kế toán tổng hợp doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 29
2.1.3. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ 31
2.2. Kế toán doanh thu tài chính 33
2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 33
2.2.2. Một số ví dụ về hạch toán doanh thu tài chính tại Tập đoàn 34
2.2.2.1. Doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỉ giá hối đoái 34
2.2.2.2. Doanh thu tài chính từ cổ tức và lợi nhuận được chia 36
2.3. Kế toán thu nhập khác 38
2.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 38
2.3.2. Hạch toán thu nhập khác tại Tập đoàn 39
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 45
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn và phương hướng hoàn thiện 45
3.1.1. Ưu điểm 45
3.1.2. Nhược điểm 47
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn 48
3.2.1. Về công tác quản lý doanh thu 48
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 49
3.2.3. Về sổ kế toán 50
KẾT LUẬN 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p đoàn những biện pháp cần thiết để điều chỉnh nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn trong các doanh nghiệp này.
+ Quản lý vốn góp của Tập đoàn vào các Công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác ra ngoài Tập đoàn; đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, đề xuất lãnh đạo Tập đoàn có biện pháp hạn chế rủi ro đối với các khoản đầu tư tài chính, cơ cấu lại danh mục các khoản đầu tư tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư phù hợp với định hướng và chiến lược đầu tư của Tập đoàn.
+ Giúp Trưởng ban tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn các vấn đề sau:
Việc quyết định góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp, tăng vốn góp vào các doanh nghiệp đang hoạt động:
Việc chuyển đổi, cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, chuyển nhượng vốn của Tập đoàn trong các doanh nghiệp do Tập đoàn đầu tư vốn;
Việc tiếp nhận, mua bán doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn; quản lý vốn đầu tư, tổng hợp, phân tích, khuyến nghị đối với người thay mặt phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp khác về thủ tục liên quan đến công tác tài chính kế toán khi thực hiện quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
Phối hợp kiểm tra, xem xét các nội dung vể tài chính liên quan đến công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Tập đoàn trước khi lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt;
Tổng hợp tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty con; theo dõi, nắm bắt tình hình thế chấp, cầm cố tài sản của các công ty con cho mục đích huy động vốn và các mục đích trong hoạt động kinh doanh;
Việc điều chuuyển, sắp xếp lại tài sản giữa các đơn vị trong Tập đoàn theo mục tiêu quy hoạch tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn; việc thanh lý, nhượng bán tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn nhằm bảo toàn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN
2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là chỉ tiêu cho thấy được sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp và với Vinashin đây cũng không phải là một ngoại lệ. Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng đóng tàu. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004 đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng lớn. Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashin một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là hạch toán doanh thu như thế nào để phản ánh được một cách trung thực, chính xác, đảm bảo tính đúng đắn lại càng trở nên quan trọng.
2.1.1. Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Như đã nêu ở phần đặc điểm doanh thu của Tập đoàn, thông thường một hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 bên, trong đó công ty mẹ là người bán, điều này có nghĩa là Công ty mẹ là người đứng ra ký hợp đồng với đối tác sau đó khi đã hoàn thành hợp đồng thì Công ty mẹ sẽ chuyển hợp đồng về Công ty con và bắt đầu thực hiện việc đóng tàu.
Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu được tính như sau:
DTĐT =
CFTT +
THH
Trong đó:
DTĐT: Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện từ việc đóng tàu
CFTT: Giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu
THH: Số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng
Ví dụ:
Giả sử Công ty mẹ ký được một hợp đồng đóng tàu trị giá 2.668 tỷ đồng, mà để đạt được hợp đồng đó Công ty mẹ đã phải bỏ ra một khoản chi phí là 200 triệu đồng để chi cho các chi phí như chi phí đi lại, tiếp khách, chi phí giao dịch… và tỷ lệ % mà Công ty mẹ được hưởng trên giá trị hợp đồng là 15% thì doanh thu mà Công ty mẹ có được là:
DTĐT = 200 tr + 15%* 2.668 tỷ
= 200 tr + 400.200 tr = 400.400 tr
2.1.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ sử dụng:
Do doanh thu được ghi nhận theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng tàu nên các chứng từ cần thiết để hạch toán doanh thu là:
Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành- Biểu 2.1
Hoá đơn giá trị gia tăng
Phiếu thu
Giấy báo Có của Ngân hàng
Tài khoản sử dụng
Để thực hiện ghi sổ khoản doanh thu này, Tập đoàn sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi tiết theo tiểu khoản TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá với kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế xuất nhập khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có
Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong kỳ.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Và các TK liên quan khác:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đẩu ra….
2.1.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Đối với các hợp đồng đóng tàu, tuỳ theo quy định của mỗi hợp đồng mà doanh thu được ghi nhận theo từng tiến độ hay giai đoạn hoàn thành. Thông thường quy trình đóng mới một con tàu được thực hiện qua các giai đoạn như:
Giai đoạn 1: thiết kế
Giai đoạn 2: lắp ráp phân, tổng đoạn
Giai đoạn 3: lắp ráp các khí cụ, giá đỡ
Giai đoạn 4: sơn
Giai đoạn 5: đấu tổng đoạn trên đà
Giai đoạn 6: hạ thuỷ
Giai đoạn 7: lắp hoàn chỉnh thiết bị
Giai đoạn 8: thử đường dài
Giai đoạn 9: bàn giao
Và quá trình đóng tàu cũng diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi một lượng vốn lớn nên bên đóng tàu cũng như bên đối tác không thể một lúc bỏ ra toàn bộ số tiền của hợp đồng đóng tàu được do đó việc thanh toán theo từng giai đoạn hay tiến độ của con tàu là điều hoàn toàn hợp lý.
Sau khi ký kết hợp đồng, bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền nhất định (thường là thông qua chuyển khoản), Tập đoàn sẽ chuyển khoản tiền đó cho đơn vị đóng tàu để bên này thực hiện công việc đóng tàu. Sau một thời gian, khi đã hoàn thành giai đoạn đầu theo yêu cầu đơn vị đóng tàu sẽ thông báo cho Tập đoàn, Tập đoàn thông báo cho bên đối tác và cùng đến đơn vị đóng tàu để kiểm tra và nghiệm thu phần việc đã hoàn thành. Trên cơ sở đó cả ba bên sẽ cùng lập “Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành” (Biểu 2.1)
Biểu 2.1
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
Loại tàu: Tàu chở xi măng- Hợp đồng số 12307
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009
Hội đồng nghiệm thu gồm có:
Đại diện bên A: Công ty Xi măng Nghi Sơn
Bà : Lý Văn Tú Chức vụ: P.P Dự án
Ông : Bùi Đức Thạch Chức vụ: Đội trưởng
Đại diện bên B: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
Ông : Trần Thành Chung Chức vụ: Phó phòng Bán hàng
Ông : Vũ V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status