Phương hướng và giải pháp cho phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Phương hướng và giải pháp cho phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam



 Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN hầu như không xuất khẩu trực tiếp nên không năm được nhu cầu khách hàng. Mặt hàng này đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng lại không ổn định cả về số lượng và chất lượng. Đã như doanh nghiệp lại không nhận thức được sự quan trọng của vai trò và việc thiết kế sang tạo mẫu mã sản phẩm. Khi quan sát 10 cơ sở sản xuất tại Đồng Nai thì có tới 8 cơ sở không có khâu thiết kế trong quá trình sản xuất, trong khi mẫu mã là 1 trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm.
 Thực tế đã cho thấy rất rõ năm 2002, hàng TCMN được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng nhưng đến nay sức hấp dẫn của mặt hàng này đã giảm nhiều do không có sự thay đổi về mẫu mã. Với người Nhật, yêu cầu của mặt hàng phải thay đổi nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm. Bởi vậy dòng đời của sản phẩm rất ngắn đòi hỏi cá doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN phải nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu đó.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n đề xã hội. Chính vì thế mà TCMN đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Tuy nhiên thực trạng phát triển ra sao thì chúng ta cấn tìm hiểu và xem xét để từ đó tìm ra đâu là mặt được đâu là mặt chưa được và cùng đưa ra những phương hướng,giải pháp hợp lý.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
I, THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
1. Quy mô sản xuất
Sản xuất ở các làng nghề vẫn còn nhỏ lẻ, quy mô vốn không nhiều 70% hộ gia đình chỉ có vốn trên dưới 10 triệu đồng. Đối tượng này tập trung chủ yếu tập trung tại các làng nghề sản xuất không đòi hỏi đầu tư nhiều như nghề mây tre đan, thêu ren…Ngược lại cũng có 1 số làng nghề có các hộ gia đình với số vốn đầu tư tương đối lớn, tập trung ở 1 số làng nghề như gốm sứ, đồ gỗ,…và hiện nay thì đang có xu hướng gia tăng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhưng diễn ra 1 cách chậm chạp.
2. Lao động
Hiện nay tại các làng nghề đều sử dụng lao động tại các địa phương tuỳ theo trình đọ phát triển của làng nghề mà lực lượng lao động sẽ vừa làm nông vừa làm nghề thủ công hay chuyển sang hẳn nghề thủ công. Theo thống kê hiên nay cả nước có 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và khoảng gần 3 triệu người làm thêm nghề thủ công. Trên thực tế vấn đề bất cập đặt ra hiện nay là sản phẩm có chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề người thợ nhưng đội ngũ lao động phổ thông và có tay nghề trung bình lại chiếm con số lớn. Hầu hết thợ này được đào tạo bằng hình thức truyền nghề trong gia đình chỉ có 1 số ít được đào tạo qua trường lớp. Nhận thức được điều này 1 số địa phương đã có sự chú ý tới đào tạo nghề nhưng hiệu quả chưa cao. Như ở Bát Tràng 1 số cá nhân đã đứng ra tổ chức dạy nghề nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tạo mẫu.
3. Công nghệ sản xuất
Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên tại các làng nghề đã có sự đổi mới công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công ở những công đoạn có thể. Như ở Bát tràng các hộ sản xuất có xu hướng chuyển dần sang dùng lò ga thay thế lò hộp mặc dù chi phí sản xuất cho xây dựng 1 lò ga khoảng 150 triệu đồng > 20-30 triệu đồng khi xây dựng lò than nhưng chi phí sản xuất cuối cùng vẫn rẻ hơn do chi phí lao động và chi phí liên quan khác thấp hơn. Ngoài ra việc sư dụng lò ga còn cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường vì đến nay đã có 200 lò nung bằng ga trong tổng 1100 lò đang hoạt động. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nên nhiều hộ gia đình không có đủ tiền để mua và chuyến sang sử dụng lò ga. Do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn cho các doang nghiệp và các hộ gia đình.
4. Nguyên vật liệu
Khối lượng nguyên vật liệu cho các làng nghề sử dụng khá lớn. Tuy nhiên công tác quy hoạch vùng nuôi trồng, khai thác và quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chưa được quan tâm thực sự. Việc vung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu do tư thương đảm nhận. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đang gặp phải khó khăn lớn về nguyên liệu. Hiện nay hầu hết các cơ sở đều phải đi mua nguyên vật liệu từ bên ngoài chỉ có 1 số ít các cơ sở sản xuất tự cung tự cấp. Như ở làng nghề An Tịnh(Tây Ninh), Thái Mỹ (tpHCM), sử dụng tre trúc trồng quanh nhà để sản xuất. Miền Đông Nam Bộ có 248 cơ sở sản xuất(87%) mua nguyên vật liệu từ bên ngoài 90-100%, 22 cơ sở sản xuất(7,7%) mua từ bên ngoài 80-90%, số lượng cơ sở sản xuất mua bên ngoài dưới 80% chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu do tư thương đảm nhận vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và thiếu ổn định chưa đảm bảo cho việc phát triển bền vững của làng nghề trong dài hạn. Rõ ràng ở nước ta chưa quy hoạch được vùng nuôi trồng nguyên vật liệu lớn ổn định cho các làng nghề. Vì vậy cơ quan quản lý làng nghề cần sớm có chiến lược quy hoạch vùng trồng nguyên vật liệu lớn ổn định đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục.
5. Môi trường
Vấn đề nhức nhối nhất ở các làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất và môi trường sinh hoạt. Đối với làng nghề Bát Tràng lượng khói bụi từ hàng ngàn lò nung gốm toả ra làm không khí bị nóng và ô nhiễm. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Bắc Ninh, Nam Định lại bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi của hàng loạt máy cưa xẻ, đục, chạm khảm liên tục, bụi gỗ, chất thải của các loại xe kéo than…
Một thực trạng nữa đó là phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công truyền thống đặc biệt là hộ kinh doanh đều sử dụng diện tích của chính hộ gia đình mình là nơi sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống của hộ gia đình.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất hàng TCMN đã có những bước phát triển nhất định theo hướng áp dụng công nghệ vào 1 số công đoạn sản xuất. Điều đó thể hiện sự chuyên môn hoá bắt đầu xâm nhập vào sản xuất. Tuy nhiên vấn đề còn tồn tại với mặt hàng này là tính chất nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất tại các hộ gia đình và việc thiếu nguyên vật liệu, thiếu những nghệ nhân giỏi để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và hàng loạt các vấn đề khác kéo theo.
II, TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1, Thị trường trong nước:
Sản phẩm của hàng TCMN rất phong phú và đa dạng. Hiên nay, các sản phẩm của làng nghề đang được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu( bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ). Thị trường trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm TCMN.Và thị truờng chính vẫn là ngoại quốc với kim ngạch xuất khẩu ngày 1 tăng đem lại 1 lượng ngoại tệ khá lớn cho nước nhà.
2, Thị trường nước ngoài
Bảng 1: xuất khẩu TCMN Việt Nam giai đoạn 2000-2006(đơn vị: 1.000USD)
STT
sản phẩm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
mây,tre,
cói,lá, thảm
92.500
103.100
113.200
141.000
171.700
180.200
191.600
2
tốc độ tăng (%)
11,5
9,6
24,5
21,7
4,9
5,7
3
gốm,sứ
108.393
117.082
123.480
135.860
154.600
255.300
274.300
4
tốc độ tăng (%)
8
5,5
10
9
65,1
7,4
5
Sơn mài, mỹ nghệ
36.219
34.043
50.996
59.612
89.673
6
tốc độ tăng (%)
-6
50
17
50
7
Thêu
50.463
54.735
52.673
60.615
65.374
8
tốc độ tăng (%)
8
-4
15
8
9
sản phẩm đá và kim loại quý
132.000
164.530
10
tốc độ tăng (%)
24,6
11
Tông giá trị
287.600
308.900
340.400
397.300
515.800
569.000
630.400
12
tốc độ tăng (%)
7,6
10,2
16,7
29,8
12
10,8
Nguồn Niên giám thống kê
Bảng 1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ lực của ngành TCMN nói riêng cũng như kim ngạch xuất khẩu nói chung của ngành hàng này từ năm 2000 đến nay đều có những bước tăng trưởng ( ngoại trừ hàng sơn mài mỹ nghệ và thêu là có sự biến động thất thường). Song nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước thì sự tăng trưởng trên không mang tính ổn định, thậm chí còn có bước tụt lùi rõ rệt. Nguyên nhân là do ngành TCMN Việt Nam chưa xây dựng được 1 chiến lược phát triển thực sự khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
Về cơ cấu: Hàng TCMN xuất khẩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status