Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh



Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một cách sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài : Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. 1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn. C.Mác, Ph.Ăngghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; hơn nữa, các ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc thuộc địa.Mác - Angghen : nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải quyết các vấn đề dân tộc : nguồn gốc, đặc trưng dân tộc, quan hệ giai cấp - dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng Cộng Sản đối với vấn đề dân tộc.
Lênin chỉ ra hai xu hướng phát triển khánh quan của dân tộc, xây dựng cương lĩnh dân tộc và từ đó tạo cơ sở cho đường lối, chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản trong thời đại đế quốc công nghiệpVấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là : đấu tranh chống chủ nghĩa thự dân, giải phóng dân tộc, xác lập quyền dân tộc. Con đường cách mạng tự quyết và xây dựng nhà nước dân tộc độc lập. Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập tự do thực sự, nó gắn liền với chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa dân tộc chân chính được khái quát trên tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do. Chủ nghĩa dân tộc chân chính hoàn toàn khác, xa lạ, dối lập với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô - vanh. Chủ nghĩa dân tộc luôn thống nhất với chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí minh chủ trương phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc Tế cộng sản. Khi chủ nghĩa dân tộc của họ giành dược thắng lợi nó sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp
Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước. Từ sự phân tích đó, Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủnghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế"4.
Như vậy, xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy. Người cho đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa Quốc tế
Mác - Lênin luôn đề cao, khẳng định vai trò vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Giải quyết vấn đề giai cấp là cơ sở giải quyết vấn đề dân tộc. Giải phóng giai cấp là tiền đề giải phóng dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc bao giờ cũng thuộc giai cấp tiêu biểu thay mặt cho cách sản xuất tiến bộ. Trong thời phong kiến giai cấp thay mặt cho dân tộc là giai cấp phong kiến, trong thời đại chủ nghĩa tư bản giai cấp thay mặt là giai cấp công nhân.
Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người đều được sung sướng, tự do. Sự phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: "yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm."
4. Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp li
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status