Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường



Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chúng ta phải căn cứ vào trình độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước mà đề ra đường lối, chiến lược cách mạng phủ hợp, “chứ không phải nước nào cũng phải làm cách mạng vô sản, lập chuyên chính như nhau”. Vì vậy, ngay từ chính cương vắn tắt (1930), Người đã nêu: Thiết lập chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Tại hội nghị Trung ương VIII tháng 5-1941, Người đề ra chủ chương thành lập “một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ ấy không phải thuộc quyền riêng giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

0 năm bôn ba, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920, Người đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng…vui mừng đến phát khóc…” và sung sướng nói to “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước cứu dân và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.” Ở Người đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nhận thức được chỉ có CNXH mới có thể giải phóng được dân tộc đồng thời đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, lôgic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Người. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏ áp bức bóc lột và đi tới mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người, thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Người luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhưng không bao giờ tách rời nhiệm vụ đó với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mà còn nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, tạo cơ sở cho việc xây dựng CNXH ở nước ta.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH diễn ra trong suốt quá trình, trong từng giai đoạn của cách mạng, thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng CNXH, CNXH là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Bởi “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ Quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “nếu được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.” Và “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ.” Nghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong dó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.” Người luôn coi vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh việc giành độc lập thì Người luôn mong ước xây dựng thành công CNXH để đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Chính vì vậy, sau mỗi bước thắng lợi của cách mạng, Người luôn quan tâm đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố chính quyền cách mạng.
Sau cách mạng tháng 8, Người trực tiếp chỉ đạo công cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc đồng thời cũng là người soi đường chỉ lối cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người chủ trương củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, gặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo thêm bạn, bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị thế và lực trường kì kháng chiến. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, với niềm tin sắt đá vào thắng lợi của sức mạnh toàn dân, Người đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong khi đó, Người đặc biệt chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cán bộ, đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, xây dựng đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phát động phong trào thi đua yêu nước. Người đề ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, Người vẫn giữ vững niềm tin độc lập dân tộc và luôn coi miền Nam là một phần của dân tộc Việt Nam. Người cho rằng: “đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Người luôn tâm niệm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà, khi đó sẽ xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp hơn, to đẹp hơn, nhân dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc thực sự đóng vai trò to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó là cơ sở cho việc tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975, cũng như việc thực hiêni hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước hiện nay và trong tương lai.
Tư tưởng của Người còn sâu sắc ở chỗ, độc lập dân tộc không phải là khẩu hiệu mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống nhất Tổ quốc. Độc lập bao giờ cũng gắn liền với dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân, nhất là đối với một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến có trên 90% là nông dân. Dân chủ trước hết lúc này là phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xác định quyền làm chủ của nông dân trên đồng ruộng của họ. Độc lập dân tộc và dân chủ là hai mục tiêu cơ bản lớn mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải thực hiện. Hai nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy nhau, song trước hết cần tập trung vào độc lập dân tộc vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc xâm lược. Giải quyết được mâu thuẫn này cũng là giải quyết được mâu thuẫn của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Và như vậy, rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Vì vậy, CNXH là con đường phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, sau khi đã đạt được thắng lợi trong các m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status