Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình 3
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình 3
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 6
3. Tình hình hoạt động kinh doanh 7
Chương II. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP An Bình 11
I. Tính toán số liệu sơ bộ 11
2.1 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của ABBANK 11
2.2. Xác định chênh lệch (GAP) giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất 19
2.3. Xác định biến đổi thu nhập ròng từ lãi (rủi ro lãi suất) khi lãi suất thị trường biến động 22
II. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ABBank 24
1.Thành tựu 27
2. Nguyên nhân 30
2. 1 Nguyên nhân khách quan 30
2. 2 Nguyên nhân chủ quan 31
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng quản trị rủi ro lãi suất tại ABBank 33
I. Định hướng phát triển hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của ABBank 33
1. Định hướng hoạt động và quản lý rủi ro kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt nam 33
2. Định hướng quản lý rủi ro trong kinh doanh của ABBANK 35
2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ABBANK 35
2.2 Định hướng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ABBANK 35
II. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ABBank 37
2.1 Nhóm giải pháp tổ chức quản lý rủi ro lãi suất 37
2.1.1 Hình thành chính sách quản lý rủi ro lãi suất 37
2.1.2 Thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro. 39
2.2 Nhóm giải pháp hoàn thành điều kiện để lượng hóa rủi ro lãi suất 42
2.2.1 Áp dụng các mô hình định lượng, đánh giá rủi ro một cách phù hợp 42
2.2.2 Cải tiến phương pháp thống kê nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo tình hình rủi ro lãi suất 43
2.2.3 Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình định giá lại 44
2.3 Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 44
2.3.1 Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN 44
2.3.2 Sử dụng các hợp đồng phái sinh 45
3. Một số giải pháp khác 46
3.1 Đào tạo nguồn nhân lực 46
3.2 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 49
3.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ 50
3.4 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất 52
3.5 Duy trì đủ mức vốn tự có cần thiết theo quy định về Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN 53
Kết luận 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h doanh của ngân hàng một cách toàn diện, đầy đủ và liên tục . Cũng như các ngân hàng khác ABBANK cũng chưa có những quy định cụ thể về nhận biết và dự báo và lượng hóa rủi ro lãi suất. . Đối với rủi ro lãi suất ngân hàng mới chỉ nhận định chung chung, áp dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất theo cách truyền thống như phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, thực hiện các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro, theo sát thông tin diễn biến thị trường. Vì vậy khi trả lời cho các câu hỏi như : sự biến động trong những năm vừa qua gây thiệt hại bao nhiêu cho ngân hàng, nếu trong một tháng tới, 3 tháng tới, 6 tháng tới . . . lãi suất thị trường tăng giảm 1% thì gây thiệt hại bao nhiêu về thu nhập hay làm giảm giá trị của tài sản của ngân hàng là bao nhiêu. . . sẽ không thực sự chính xác . Chắc chắn ngân hàng sẽ phải gánh chịu những loại rủi ro này
Việc quản lý rủi ro lãi suất là một vấn đề mới mẻ nên còn nhiều hạn chế như :
Một là, bộ máy lãnh đạo ngân hàng chưa có quan điểm toàn diện về quản lý rủi ro kinh doanh nói chung cũng như rủi ro lãi suất nói riêng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dưng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có quy định cụ thể trong quản lý rủi ro lãi suất
Hai là, chưa có mô hình tổ chức quản lý rủi ro phù hợp. Trong cơ cầu tổ chức của ngân hàng chưa có khối chuyên trách phân định rõ ràng về chức năng của từng cấp trong công tác quản lý. Ngoài những rủi ro lớn như tín dung, rủi ro thị trường thì rủi ro lãi suất cũng rất quan trọng tuy nhiên hiện tại thì nhiệm vụ này cũng vẫn nằm trong tình trạng hời hợt chưa có văn bản nào hướng dẫn chung cho toàn ngân hàng về quản lý rủi ro này
Ba là, mới chỉ dùng lại ở nhận định là ngân hàng có rui ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường đánh giá cụ thể mức độ rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên mặc dù cũng áp dụng những biện pháp theo các ngân hàng lớn nhưng do chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà ngân hàng áp dụng chưa có hiệu quả và mới chỉ dừng lại ở cảm tính.
Bốn là, ABBANK chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp phòng ngừa cần thiết để quản lý rủi ro lãi suất. Cụ thể về chính sách nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng lại ở áp dụng chính sách thả nổi trong cho vay trung và dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì cân xứng về tài sản có và tài sản nợ . Hơn nữa, ABBANK là một trong số ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tỷ trọng dư nợ. trong khi đó các khoản vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn chưa cân xứng với các khoản kỳ hạn của cho vay. Các sản phẩm phái sinh chưa đa dạng, mới chỉ dừng lai
21.Thành tựu
Xuất phát từ thị trường những năm gần đây kể từ khi ngân hàng nhà nước từng bước nới lỏng sự can thiệp vào mức lãi suất thị trường, tiến tới tự do hóa lãi suất thì lãi suất trên thị trường kể cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, cả lãi suất nội tệ, ngoại tệ đã có nhiều biến động hơn trước .Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ABBANK đã nhận thức được những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trước những thay đổi của lãi suất thị trường và bước đầu triển khai những biện pháp để quản lý những rủi ro này. Có thể nói hệ thống quản trị rủi ro của ABBANK mặc dù chưa hoàn thiện theo thông lệ nhưng đã có những bước tiến đáng kể qua các năm.
Công tác điều hành và quản trị ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể và những đổi mới.Như mạnh dạn lựa chọn và áp dụng các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế hiệu quả phù hợp. Về cơ bản, ABBANK đã chủ động nhận biết và kiểm soát được rủi ro, không xảy ra các sự cố lớn . Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp ủy quyền cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng đơn vị kinh doanh và từng cấp quản lý. Vì vây, trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động quản lý kinh doanh là khá rõ ràng và đầy đủ. Hệ thống quản lý thông tin tập trung hiện đại, một công cụ quan trọng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý rủi ro đã được triển khai khá sớm và đang phát huy hiệu quả tích cực.
Hiện tại biện pháp phòng ngừa được sử dụng nhiều nhất là việc quy định lãi suất thả nổi, được điều chỉnh trong vòng 6 tháng hay mỗi khi lãi suất thị trường biến dộng trong các hợp đồng cho vay trung và dài hạn . Biện pháp này xuất phát từ thực tế của ngân hàng là phải sử dụng một lượng không nhỏ nguồn vốn huy động để cho vay trung và dài hạn. Nếu ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay cố định trong các hợp dồng cho vay trung và dài hạn, khi lãi suất thị trường tăng trong ngắn hạn, chi phí huy động của các khoản tiền gửi mới để duy trì các khoản vay trung và dài hạn sẽ tăng lên và gây nên sự sụt giảm của thu nhập lãi dòng từ hoạt động cho vay. Việc áp dụng các điều khoản lãi suát thả nổi có điều chỉnh trong các hợp đồng cho vay trung dài hạn sẽ giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro lãi suất. Ngoài ra ngân hàng cũng đã tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản Có và Nợ. Điều này được thể hiện ở việc ngân hàng chấp hành quy định của ngân hàng nhà nước về giới hạn tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, một số hạn chế rủi ro thanh khoản, mặt khác duy trì cân xứng về kỳ hạn .
Trong tất cả các giao dịch phái sinh, hoán đổi lãi suất luôn dẫn đầu với vai trò phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá rất hiệu quả. Ngoài việc cung cấp các hợp đồng hoán đổi lãi suất còn cung cấp thêm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
ABBANK đã có nhận thức rõ ràng về nguy cơ rủi ro lãi suất, đã nhận ra thực tế là ngân hàng chịu những khoản rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi. Nhận thức này rất quan trọng, giúp cho ngân hàng có những bước đi đúng đắn, không chỉ tập trung vào quản lý rủi ro lãi suất mà quan tâm đến các loại rủi ro khác.
Ngoài ra ngân hàng đã quyết định thành lập ủy ban tài sản có và tài sản nợ có nhiệm vụ tư vấn cho HĐQT các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, như tư vấn quản lý rủi ro, lượng hóa các loại rủi ro này, đặt ra các hạn mức về rủi ro,kiểm tra các tình hình rủi ro thường nhật qua các báo cáo tài chính . Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra nội bộ và kiểm soát ngân hàng kiểm tra sự tuân thủ của nhà nước và các cơ quan có liên quan
ABBANK có những bươc triển khai để phòng ngừa rủi ro lãi suất đó là quản lý lãi suất tại các trụ sở tập trung. Ngân hàng tự chủ trong việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận thay đổi theo thời gian đối với các khoản cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất. Đặc biệt trong việc áp dụng các sản phẩm giao dịch phái sinh ở các nghiệp vụ phổ biến, đồng thời quy mô vốn giao dịch vẫn tương đối khiêm tốn.
ABBANK ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status