Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN! 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
CHƯƠNG I 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 5
1.1. VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2. Kết cấu 5
1.1.2.1. Vốn tự có 5
1.1.2.2. Vốn huy động 6
1.1.2.3. Vốn đi vay 7
1.1.2.4. Vốn khác 7
1.1.3. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 7
1.2. VAI TRÒ CỦA VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 9
1.2.1. Vai trò của vốn 9
1.2.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn 10
1.2.2.1. Đối với khách hàng gửi tiền 10
1.2.2.2. Đối với bản thân các Ngân hàng Thương mại 11
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế thị trường 11
1.3. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.3.1. Huy động tiền gửi không kỳ hạn 13
1.3.1.1. Tiền gửi thanh toán 13
1.3.1.2. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý 13
1.3.2. Huy động tiền gửi có kỳ hạn 14
1.3.3. Tiền gửi tiết kiệm 14
1.3.3.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 14
1.3.3.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 15
1.3.4. Huy động bằng vốn vay 15
1.3.4.1. Vay từ Ngân hàng Trung ương 16
1.3.4.2. Vay từ các tổ chức tín dụng khác 16
1.3.4.3. Vay từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi 16
1.3.4.4. Huy động vốn khác 17
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17
1.4.1. Lãi suất cạnh tranh 18
1.4.2. Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự 18
1.4.3. Tính đa dạng của các hình thức huy động vốn 18
1.4.4. Chính sách kinh doanh của Ngân hàng 18
1.4.5. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng 19
1.4.6. Địa điểm và mạng lưới hoạt động 19
1.4.7. Uy tín và vị thế của Ngân hàng 19
1.4.8. Các nhân tố khác 20
 
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 22
2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội 22
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội. 22
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà Nội 25
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội 25
2.1.2.2. Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng 26
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT HÀ NỘI 27
2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội 27
2.2.1.1. Nguồn vốn nội tệ 29
2.2.1.2. Nguồn vốn ngoại tệ 36
2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội. 37
2.3. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT HÀ NỘI 38
2.3.1. Hạn chế 38
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế: 38
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan 38
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 39
CHƯƠNG III 41
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 41
3.1. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 41
3.1.1. Sự hợp lý, linh hoạt của công cụ lãi suất 41
3.1.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 42
3.2.3. Nâng cao hiệu quả chính sách khách hàng 43
3.1.5. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo 45
3.1.6. Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 46
3.1.7. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 47
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 48
3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước 48
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 49
3.2.3. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam 50
KẾT LUẬN 52
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 53
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ới, vốn đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách. Do vậy việc mở rộng nguồn vốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội.
Được thành lập theo quyết định số 51- QĐ/NHNN ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công - Nông – Thương Thành phố Hà Nội và 12 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung - quận Hai Bà Trưng - Hà nội.
Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách Huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phối hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh… nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm xuống.
Tháng 9/1991, bảy Ngân hàng huyện thị: Mê Linh Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về tỉnh Vĩnh Phú và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội.
Để đứng vững tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).
Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm).
Năm 1996 thành lập Ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân.
Năm 1997 thành lập Ngân hàng quận Cầu Giấy.
Năm 2000 thành lập Ngân hàng quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh.
Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền Plaza và 11 phòng giao dịch.
Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh Chợ Hôm, Hàng Đào, Nghĩa Đô.
Tháng 12/2004 bàn giao 2 chi nhánh Chương Dương về chi nhánh Long Biên và chi nhánh Tây Hồ về chi nhánh Quảng An.
Tháng 5/2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng.
Tháng 3/2006 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về Trung ương.
Tháng 12/2007 bàn giao chi nhánh Thanh Xuân về Trung ương.
Ngày 31/3/2008 bàn giao 3 chi nhánh Hoàn Kiếm, Tam Trinh, Đống Đa về Trung ương.
Ngày 1/4/2008 chuyển các chi nhánh cấp hai thành phòng giao dịch.
Đến 31/12/2008 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội gồm hội sở chính có các phòng nghiệp vụ:
1.Phòng hành chính sự nghiệp
2.Phòng kế hoạch tổng hợp
3.Phòng kế toán và ngân quỹ
4.Phòng điện toán
5.Phòng tín dụng
6.Phòng kinh doanh ngoại hối
7.Phòng dịch vụ và marketing
8.Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Và 17 phòng giao dịch trực thuộc.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội
Hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng rất coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn, luôn chủ trương mở rộng các hình thức huy động vốn, và coi trọng việc tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu.
Ngoài nguồn vốn do Trung ương điều chuyển, nguồn vốn còn lại Ngân hàng tự cân đối. Điều đó đủ nói lên sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong từng thời điểm Ngân hàng đã chủ động thường xuyên bám sát tình hình diễn biến về lãi suất huy động, phân tích được tâm lý người dân và xu hướng tiền nhàn rỗi của họ. Chính điều này đã giúp cho Ngân hàng có những quyết định đúng đắn về hình thức huy động cũng như về lãi suất. Hơn nữa Ngân hàng cũng mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, mang tính cạnh tranh, cải tiến cách phục vụ khách hàng theo hướng khép kín các dịch vụ ngân hàng làm tốt công tác marketing ngân hàng. Kết quả huy động vốn của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 như sau:
Bảng số liệu 1: Kết quả huy động vốn trong 3 năm 2007-2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng giảm so với các năm trước
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
2007
13.821
976
7,60
2008
15.321
1.500
10,85
2009
14.487
-834
-5,44
(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Trong ba năm 2007-2009 n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status