Bài kiểm tra Kinh tế thông tin - pdf 21

Download miễn phí Bài kiểm tra Kinh tế thông tin



Câu 1 : Trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức, các hình thức chia sẻ của tri thức.
Câu 2 : Nền kinh tế tri thức, quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.
Câu 3 : Những đặc trưng cơ bản của KTTT.
Câu 4 : Các tiêu chí phản ánh nền KTTT: Vấn đề tính giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nền KTTT, các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền KTTT, nhận dạng nền KTTT ở nước ta.
Câu 5 : Các chỉ số đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BÀI KIỂM TRA: KINH TẾ THÔNG TIN
Câu 1 : Trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức, các hình thức chia sẻ của tri thức.
Câu 2 : Nền kinh tế tri thức, quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.
Câu 3 : Những đặc trưng cơ bản của KTTT.
Câu 4 : Các tiêu chí phản ánh nền KTTT: Vấn đề tính giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nền KTTT, các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền KTTT, nhận dạng nền KTTT ở nước ta.
Câu 5 : Các chỉ số đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức.
Câu 1 : Trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức, các hình thức chia sẻ của tri thức.
Trả lời :
a) Tri thức
Dựa trên những quan điểm khác nhau mà có những nhận định khác nhau về khái niệm kinh tế tri thức. Thông thường, Tri thức là sự hiểu biết có hệ thống của sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội. Triết học, tri thức là kết quả của nhận thức là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy của con người. Trên phương diện hành vi, tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm thực hiện, hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu. Trên phương diện kinh tế, tri thức là tư liệu sản xuất. Nó được sinh ra, trao đổi và sử dụng sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Tri thức phải được đánh giá, có giá trị và được mua bán trên thị trường.
b) Phân loại tri thức :
Biết cái gì ( Know- what).
Biết tại sao ( Know- why).
Biết ai ( Know- who).
Biết ở đâu ( Know- where).
Biết khi nào ( Know- when).
Biết làm thế nào ( Know- How).
c) Các dạng tồn tại của tri thức
Tri thức hiện: là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim ảnh…thông qua ngôn ngữ có lời hay không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.
Tri thức ẩn: là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và khó mã hóa và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng.
d) Các hình thức chia sẻ của tri thức
Ẩn- ẩn: giao tiếp trực tiếp với nhau thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn. Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người khác.
Ẩn- hiện: một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác. Quá trình này biến tri thức ẩn thành tri thức hiện.
Hiện- hiện: Tri thức dạng hiện chuyển sang dạng hiện. Ví dụ: chuyển giao, sao lưu dữ liệu.
Hiện- ẩn: Tri thức dạng hiện chuyển sang dạng ẩn. Ví dụ: đọc sách…
Câu 2 : Nền kinh tế tri thức, quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.
Trả lời :
a) Có rất nhiều khái niệm về kinh tế tri thức :
Nền kinh tế số nhấn mạnh vai trò của CNTT.
Nền kinh tế thông tin nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội là thông tin chứ không phải là tài nguyên vật thể(đất đai, khoáng sản, ...)
Nền kinh tế học hỏi nhấn mạnh đến yêu cầu học tập, vai trò của giáo dục đào tạo với việc nâng cao trình độ và làm giàu tri thức của mỗi thành viên trong xã hội.
Nền kinh tế mới nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa các nền kinh tế đã và đang tồn tại.
Trên quan điểm sản xuất, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức là một đầu vào cơ bản. Quan điểm cổ điển cho rằng đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn, lao động. Quan điểm kinh tế tri thức bố sung thêm yếu tố tri thức vào các đầu vào, đồng thời tri thức đóng vai trò chủ đạo, vốn chiếm tỷ trọng rất lớn so với các đầu vào còn lại.
Kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ chức OECD ( tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng thuật ngữ này từ năm 1995. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới. Định nghĩa (OECD) : Kinh tế tri thức là một nền kinh tế mà cốt lõi của nó là sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở các nước trên thế giới, kinh tế tri thức thúc đẩy kinh tế đi lên rõ rệt. Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, kinh tế tri thức đã đóng góp 45- 50 % GDP. Ở Australia, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đóng góp gần một nửa GDP. Dự báo đến năm 2030 các nước phát triển sẽ có nền kinh tế tri thức hoàn hảo.
b) Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức
Vai trò của tri thức đối với sự phát triển: tri thức, thông tin, công nghệ có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất. Vai trò này ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển.
Những thành tựu của khoa học từ đầu thế kỷ XX làm tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học- công nghệ ra đời và phát triển giữa thế kỷ XX.
Trong ¼ cuối của thế kỷ XX có cuộc bùng nổ thông tin, công nghệ ( công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…) làm dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế trong đó tri thức thông tin trở thành yếu tố hàng đầu của sản xuất.
Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng về thông tin thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức.
Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương diện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Sự chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ con người, là chính từ lực lượng sản xuất vật chất là chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu.
Câu 3 : Những đặc trưng cơ bản của KTTT.
Trả lời : Gồm những đặc trưng sau:
1) Trong nền KTTT tri thức, khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quan trọng hàng đầu.
Con người với sức lao động, kinh nghiệm, tri thức khoa học tác động vào đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất.
Tri thức khoa học - công nghệ đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong kinh tế - xã hội, tạo ra những nghành sản xuất, những phương pháp sản xuất, những vật liệu, năng lượng mới với ưu thế vượt trội.
Tri thức, khoa học - công nghệ trở thành bộ phận hữu cơ của cả hệ thống kinh tế - xã hội, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tất cả các nghành đều phải dựa vào tri thức, vào những thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển.
Trong kinh tế tri thức con người vẫn đóng vai trò quan trọng, vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất song hoạt động, yêu cầu của ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status