Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
I.CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH Ở VIỆT NAM. 3
1.1. Ý chí độc lập tự do và nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 3
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống và động lực phát triển của dân tộc Việt Nam. 3
1.1.2. Khát vọng độc lập tự do là nội dung hợp thành của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. 4
II.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 9
2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, luận điểm trọng tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. 9
2.1.1. Mục đích, lý tưởng, khát vọng của Hồ Chí Minh. 9
2.1.2. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho cách mạng Việt Nam. 10
2.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong hệ thống tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. 12
2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Đôc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 15
2.2.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề để tiến lên thực hiện mục tiêu XHCN. 15
2.2.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu, là điều kiện vững chắc để bảo về và củng cố nền độc lập dân tộc. 17
III.VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI NÓI ĐẦU
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học lớn, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là con đường duy nhất đúng mà Đảng ta và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bài học độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là con đường tất yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người. Đó là sự lựa chọn của Đảng, Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược. Từ năm 1858 đến trước năm 1930 đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, các nhà yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng đúng đắn theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng. Đó là sự khủng hoảng đường lối cứu nước.
Tháng 6 năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc,Hồ Chí Minh, Bác Hồ…) ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ); tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp, sau đó trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Người đã rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích, là cơ sở cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.
Cách mạng tháng mười Nga nổ ra và thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Ái Quốc. Song bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra khi Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin vào tháng 7 năm 1920. Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp; giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội; cách mạng dân tộc từng nước gắn với phong trào cách mạng thế giới… Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Từ đó, Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào đất nước ta, sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Toàn dân ta đi theo Đảng. Vì vậy, có thể nói đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam.


I.CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH Ở VIỆT NAM.

1.1. Ý chí độc lập tự do và nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống và động lực phát triển của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu bậc thang giá trị dân tộc. Nó có nguồn gốc lịch sử với những đặc điểm riêng khá nổi bật:
Trước hết đó là quá trình thống nhất quốc gia và hình thành sớm của dân tộc Việt Nam. Khoa học lịch sử đã chứng minh rằng cái nôi của dân tộc Việt Nam đã diễn ra một sự phát triển liên tục của văn hóa. Suốt chiều dài lịch sử đất nước, nhiều di chỉ đã được khai quật với nhiều cổ vật quý giá mà tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ. Trải qua thời kỳ đồ đá, Việt Nam bước vào thời đại đồ đồng cách đây hơn bốn ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng lúc này nước ta có khoảng mười lăm bộ lạc, bộ lạc phát triển nhất là Văn Lang. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh của mười lăm bộ lạc nói trên. Vị thủ lĩnh ấy gọi là vua Hùng. Đây chính là cái nôi chung, nòi giống con rồng cháu tiên, sự nghiệp thuộc thế hệ các vua Hùng.
Thứ hai là lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong hơn 22 thế kỷ từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III đến cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì chiến tranh giải phóng dân tộc nước ta đã lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Điều đó chứng tỏ rằng, đất nước có bị xâm lăng nhưng bằng tấm lòng yêu nước, con người Việt Nam đã quả cảm

BC5894kedMy4aJg
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status