Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm qua - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm qua



Mục lục
 
1 Lý luận chung 4
1.1 Vị trí & vai trò của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vị trí 4
1.2 Khái niệm & đặc điểm của vốn đầu tư 5
1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư 5
1.2.2 Đặc điểm về vốn đầu tư 6
1.2.3 Bản chất của nguồn vốn đầu tư 7
1.2.4 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. 9
1.3 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Phân loại 10
1.3.3 Đặc điểm 11
1.4 Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng & phát triển kinh tế 12
1.5 Sự cần thiết phải huy động nguồn vốn tư nhân cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. 14
2 Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào CSHT tại Việt Nam trong những năm qua 18
2.1 Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp phần không nhỏ vào GDP 18
2.2 Sự tiến bộ trong cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước 20
2.3 Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ 23
2.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong giới tư nhân vẫn còn hạn chế 25
2.5 Thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng: Chính sách nhiều nhưng chưa tốt 27
2.6 DNTN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sau đăng ký 29
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn đầu tư tư nhân đầu tư xây dựng CSHT 31
3.1 Cần có những chính sách tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng về chất lượng 31
3.2 Cần nâng cao chất lượng trong công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cho từng vùng, địa phương 32
3.3 Đẩy mạnh phát triển hình thức hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) 33
3.4 Giải quyết toàn diện các vấn đề về đầu tư theo BOT 34
3.5 Cần có những chính sách hỗ trợ phát triển một cách bền vững hệ thống DN vừa và nhỏ tại Việt Nam 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ống đường giao thông liên hoàn, kết nối các hệ thống hương lộ, huyện lộ, tỉnh lộ với các trục quốc lộ đi qua khu vực dân cư nghèo. Đây là những kinh nghiệm, bài học được rút ra từ những thành công của công tác XĐGN ở các nước đang phát triển trong khu vực cũng như ở những nước phát triển trên thế giới trong nhiều năm qua. Có hệ thống giao thông đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cộng đồng dân cư vùng cùng kiệt nông thôn miền núi với dân cư vùng giàu thành thị. Từ đó cũng tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư vùng nghèo, vùng khó khăn.
Tiếp theo việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như: cơ sở y tế khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục dạy nghề; hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất cho cộng đồng dân cư các vùng nghèo.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ là những nhân tố quan trọng của sự PTBV và XĐGN. Những nghiên cứu ở cấp vĩ mô cho thấy cứ 1% tăng trưởng về cơ sở hạ tầng thì sẽ có được 1% tăng trưởng GDP.
Các cấp độ và chủng loại cơ sở hạ tầng khác nhau thì cũng có nhũng tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ được coi là cần nhưng chưa đủ. Để XĐGN được một cách bền vững, thì ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn cần thực hiện và hỗ trợ cải cách để cho các cơ sở hạ tầng ở tất cả các cấp được quản lý tốt, phát huy tính hiệu quả cao.
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, nó là cầu nối liên kết giữa các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như các quốc gia với nhau. Sẽ không có một hoạt động kinh tế nào diễn ra thuân lợi và đạt hiệu quả cao nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém. Cụ thể như: Hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, đường sông, đường biển yếu kém sẽ gây cản trở rất lớn đến việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, và cũng gây ảnh hưởng tương tự đối với việc buôn bán hàng hoá, chuyển giao công nghệ; Hệ thống thông tin liên lạc kém phát triển sẽ làm chậm trễ mọi hoạt động kinh tế.
Ngoài ra, một quốc gia có một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh và hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại, giao lưu buôn bán với các quốc gia trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Có được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế cửa đất nước cũng như vào chính bản thân cơ sở hạ tầng.
Từ những lý luận trên chúng ta có thể thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ là một nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Sự cần thiết phải huy động nguồn vốn tư nhân cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
Như chúng ta đã biết, bất cứ một hoạt động đầu tư nào muốn tiến hành đều phải có vốn. Đặc biệt là hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì khối lượng vốn cần cho nó lại càng lớn. Nhận biết được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên Đảng và nhà nước ta đã dành những khoản đầu tư không nhỏ cho hoạt động đầu tư này. Chính vì dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên nguồn vốn dành cho các mục tiêu phát triển khác đã bị hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây là tìm những nguồn tài trợ mới tiếp sức cho ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư vào lĩnh vực này.
Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là lĩnh vực khó thu hồi vốn, quá trình thực hiện một dự án cơ sở hạ tầng lại phức tạp vô cùng. Chẳng hạn như khi quy hoạch tuyến đường giao thông được công bố, sẽ có một số nhà đầu tư khác "ăn theo", hay chuyện có nhiều người đổ xô mua đất dọc theo tuyến đường, gây khó khăn trong việc giải tỏa đền bù, làm nản lòng nhà đầu tư.
Ngoài nguồn vốn qua các kênh nhà nước như ngân sách, thu phí cầu đường, phụ thu xăng dầu, cần quan tâm thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, bằng các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ, các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT; huy động tiền tiết kiệm và tích luỹ nội bộ trong nước để đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ thông qua ngân hàng; nguồn vốn từ đổi đất lấy công trình hay sử dụng một phần vốn trong các dự án của các ngành để xây dựng các tuyến đường trong khu công nghiệp, chế xuất. Kêu gọi và thu hút nguồn vốn ODA...
Nguồn vốn nước ngoài cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ta ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đó là một thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đảng và nhà nước. Nhưng cũng chính Đảng và nhà nước cũng nhận định đây không phải là nguồn vốn thực sự tốt cho đầu tư phát triển nói chung và cho đầu tư cơ sở hạ tầng nói riêng nếu như chúng ta sử dụng nó một cách không hợp lý. Sử dụng một cách không hiệu quả nguồn vốn này không những bị thất thoát, lãng phí các nguồn lực mà còn để lại những khoản nợ lớn cho những nền kinh tế, mà người gánh chịu không ai khác chính là các thế hệ nối tiếp của đất nước. Do đó cần tập chung khai thác, thu hút các nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Thành phần tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ giải phóng được một nguồn lực đáng kể để Nhà nước có đủ khả năng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên khác nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Thu hút thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn của các dự án đầu tư, hạn chế tối đa việc không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngân sách Nhà nước, đồng thời hạn chế được nạn tham nhũng trong hoạt động đầu tư.
Khu vực kinh tế tư nhân, đặ biệt là các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô vừa và nhỏ. Nên ưu thế của chúng là hoạt động một cách linh hoạt, nhạy bén với sự biến động của môi trường xung quanh. Mặt khác, do vốn đầu tư là do chính cá nhân hay tổ chức mình bỏ ra đầu tư nên họ sẽ kiểm soát và sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hơn nhiều lần so vớ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status