Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 3
1.Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh BIDV Thăng Long 3
1.1.Hoàn cảnh ra đời 3
1.2.Quá trình phát triển 4
2.Chức năng , nhiệm vụ của Chi nhánh BIDV Thăng Long 5
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
3.1.Mô hình tổ chức: 5
3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Chi nhánh 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 19
1. Thực trạng tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Thăng Long 19
1.1. Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư của Chi nhánh 19
1.2.Thực trạng các hoạt động khác của Chi nhánh 28
2. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh 31
2.1. Những kết quả đạt được 31
2.2.Những tồn tại và nguyên nhân 35
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 37
3.1.Phương hướng hoạt động 37
3.1.1.Định hướng chiến lược 37
3.1.2.Mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn tới 38
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV Thăng Long 42
3.2.1. Giải pháp 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hội đồng khoa học...
- Thư ký Hội đồng quản lý Tài sản Nợ – Tài sản Có của Chi nhánh.
3.2.7. Phòng Tài chính - Kế toán
Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm:
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.
- Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh.
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...) của Chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.
- Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động...).
- Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.
- Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn Chi nhánh.
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh.
* Tổ chức;
Phòng tài chính kế toán chia làm 2 tổ:
Tổ kế tóan tổng hợp – tài vụ.
Tổ kế toán thanh toán giao dịch.
Nhiệm vụ của từng tổ và cá nhân trong tổ do trưởng phòng tài chính kế toán quy định.
3.2.8. Phòng tổ chức cán bộ
+ Nhiệm vụ tổ chức cán bộ
- Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh.
- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh.
- Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên.
- Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.
- Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh; Bố trí cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo theo quy định.
* Nhiệm vụ hành chính - Quản trị:
- Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ,...).
- Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản... phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh
* Tổ chức
- Phòng TCCB do trưởng phòng chỉ đạo điều hành và phân công cán bộ thực hiện theo chức trách nhiệm vụ của phòng được Giám đốc giao. Việc thành lập , tách, nhập, giải thể phòng TCCB do Giám đốc trình và được TGĐ quyết định.
3.2.9. Tổ Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ:
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh:
- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh.
-Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động Kiểm tra - kiểm toán nội bộ (bao gồm ở cả các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm).
- Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao.
- Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh.
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo qui định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3.2.10. Các đơn vị trực thuộc
Gồm các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm do Giám đốc xác định cụ thể chức năng , nhiệm vụ thu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG
1. Thực trạng tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Thăng Long
      1.1. Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư của Chi nhánh
1.1.1.Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động của NH. NH có huy động được nhiều vốn thì mới có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, mới có thể đáp ứng yêu cầu cho vay vốn, đem lại thu nhập cho NH. Cơ cấu vốn huy động tại NHĐT & PT Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007 vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004- 2007
    Đơn vị : triệu đồng
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Nguồn vốn huy động
2.877.475
3.438.689
4.044.023
4.688.033
6.931.151
% tăng lên so với năm trước
19,5%
17,6%
15,9%
47,8%
I.Tiền gửi
1.Tiền gửi của các TCKT
1.783.340
2.363.779
2.411.958
2.896.839
4.906.107
VNĐ
1.623.125
2.201.861
2.149.108
2.628.446
4.207.608
Ngoại tệ quy VNĐ
160.215
161.918
262.850
268.372
698.499
2.Tiền gửi tiết kiệm
373.398
670.340
947.996
1.284.045
1.475.187
VNĐ
119.071
412.616
558.700
752.316
910.194
Ngoại tệ quy VNĐ
254.327
257.724
389.296
531.729
564.993
3.Kỳ phiếu, trái phiếu
633.702
276.578
559.444
379.103
420.210
VNĐ
632.454
275.078
250.657
232.894
102.496
Ngoại tệ quy VNĐ
1.247
1.500
308.787
146.209
317.714
II.Vay tổ chức khác
VNĐ
87.035
127.992
124.625
128.046
129.647
Ngoại tệ quy VNĐ
0
0
0
Nguồn: Phòng nguồn vốn BIDV Thăng Long
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy : nguồn vốn huy động của NH trong những năm qua tăng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2003 tổng vốn huy động được là 2.877.475 triệu VNĐ, đến năm 2007 là 6.931.157 triệu VNĐ. Lượng vốn huy động tăng lên cả về số tương đối:
Năm 2004 tăng 19,5% so với năm 2003.
Năm 2005 tăng 17,6% so với năm 2004.
Năm 2006 tăng 15,9% so với năm 2005.
Năm 2007 tăng 47,8% so với năm 2006.
Sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn của NH được thể hiện trong biểu đồ sau:
Nguyên nhân :
Do những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng mạnh người dân giàu lên nhiều và tích lũy cũng nhiều hơn, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt hơn và tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên.Trong khi đó kỳ phiếu, trái phiếu lại giảm. Đặc biệt năm 2007 lượng vốn huy động được tăng lên đáng kể là do đây là 1 năm đánh dấu bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đã đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh từ 2.869.839 triệu VNĐ năm 2006 lên 4.906.107 triệu VNĐ năm 2007 ( tăng 70,9% ) trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi của tổ chức kinh tế là lớn nhất, lớn hơn rất nhiều so với số tiền gửi của dân cư.
1.1.2.Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động đem lại thu nhập cho NHĐT & PT. NH luôn tìm biện pháp để tăng cường hoạt động này.Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm cho hoạt động tín dụng cũng sôi động hơn. NH luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa ngu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status