Đề án Giải pháp để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 21

Download miễn phí Đề án Giải pháp để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 3
C1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH TMQT 6
1. Cơ sở lí luận của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế. 6
1.1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế. 6
1.2. Vai trò của chính sách TMQT 6
1.3. Các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT 7
1.4. Những nguyên tắc cơ bản của việc điều chỉnh chính sách TMQT. 8
1.5. Các dạng chính sách TMQT điển hình 9
2. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế (TMQT)
của một số quốc gia trên thế giới 10
2.1. Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc 10
2.2. Chính sách thương mại quốc tế của EU 16
C2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TMQT CỦA
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. 23
1. Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau
khi gia nhập WTO. 23
1.1. Nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại
và bảo hộ mậu dịch theo các giai đoạn hội nhập 23
1.2. Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan 25
1.3. Thực trạng hoàn thiện các công cụ phi thuế quan của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 31
1.4. Thực trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 40
2. Đánh giá . 45
2.1. Ưu Điểm. 47
2.2. Nhược điểm: 48
2.3. Nguyên nhân. 49
C3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KTQT 50
1. Định hướng 50
2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam 50
3.2.1. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu 50
3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu phù hợp với
nguyên tắc của WTO. 52
Kết luận 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ạn thăm dò hội nhập (1988-1991)
Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá không rõ ràng nhưng có xu hướng thay thế nhập khẩu và cởi bỏ dần các hạn chế xuất khẩu, thực hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế như mở cửa sàn giao dịch ngoại hối vào năm 1991, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, thuế lợi nhuận vào năm 1990.
Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại được thông thoáng hơn theo đó các doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế vào năm 1991 và thành lập các khu chế xuất. Tuy nhiên, một số hàng hoá vẫn bị giới hạn xuất khẩu ở một số ít công ty và các tổng công ty xuất khẩu vẫn phải đăng ký nhóm hàng hoá xuất khẩu với cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2. Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000)
Tính đến năm 2000, các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam có xu hướng thay thế nhập khẩu. Đặc điểm nổi bật trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam ở giai đoạn này là không có một lịch trình giảm thuế cụ thể [9, tr.51].
Trong giai đoạn này, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch của Việt Nam trong chính sách thương mại quốc tế không có nhiều thay đổi so với giai đoạn thăm dò hội nhập. Việt Nam vẫn theo đuổi một chiến lược công nghiệp hoá không rõ ràng. Việt Nam vừa muốn thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vừa muốn hướng vào xuất khẩu. Xu hướng hướng vào xuất khẩu được ưu tiên hơn thể hiện ở việc thông thoáng hơn thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu như bãi bỏ hầu hết các giấy phép nhập khẩu chuyến vào năm 1995, dỡ bỏ quyền kiểm soát buôn bán gạo vào năm 1997, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp FDI. Kể từ năm 1998, các doanh nghiệp FDI được xuất khẩu những hàng hoá không có trong giấy phép đầu tư. Năm 1993, Chính phủ cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu. Các lệnh cấm nhập khẩu tạm thời hàng tiêu dùng hay cấm nhập khẩu đường vào năm 1997 trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam không hoàn toàn nhằm bảo hộ thị trường nội địa.
1.1.3. Giai đoạn tăng cường hội nhập (2001-nay)
Trong giai đoạn này, Việt Nam là có xu hướng hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, dường như mục tiêu và phương pháp công nghiệp hoá chưa được thống nhất giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng đi theo chứ chưa chủ động hội nhập. Các danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu chủ yếu ban hành theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Canada. Một mặt, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu như cho phép xuất khẩu không hạn chế theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh vào năm 2001, ban hành danh mục biểu thuế ưu đãi hàng năm, đẩy mạnh đàm phán gia nhập WTO, đàm phán ASEAN và ASEAN mở rộng cũng như ban hành quy trình xét miễn, giảm và hoàn thuế xuất khẩu và nhập khẩu vào năm 2005. Mặt khác, Việt Nam vẫn đang lúng túng trong việc giải quyết việc bảo hộ thị trường nội địa cho một số ngành hàng như ô tô, sắt thép, điện tử.
1.2. Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan
1.2.1. Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thay đổi theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam tham gia. Hiện tại, các văn bản về hệ thống thuế của Việt Nam được Bộ Tài chính xuất bản cũng như bản mềm có thể được truy cập từ trang web của Tổng cục hải quan. Mutrap [55, tr.28-29] cho thấy biểu thuế hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đã có 3 lần sửa đổi ở các năm 1996, 1998 và 2003 theo đó biểu thuế của Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với Hệ thống phân loại hàng hoá và mã số của Tổ chức hải quan thế giới và Hệ thống biểu thuế hài hoà trong ASEAN (AHTN). Hiện tại, biểu thuế nhập khẩu phân nhóm chi tiết đến mã hàng hoá HS 6 số (dựa trên danh mục
HS 2002 của Tổ chức hải quan thế giới) và HS 8 số trong cả khối ASEAN.
Sự thay đổi của hệ thống thuế xuất nhập khẩu.
Năm 1988, luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành.
Năm 1989, Việt Nam thực hiện giảm thuế xuất khẩu và số mặt hàng tính thuế từ 30 xuống 12 và số mặt hàng tính thuế nhập khẩu giảm từ 124 xuống 80 với biên tính thuế tăng từ 5-50% đến 5-120%.
Năm 1991, Việt Nam thực hiện miễn thuế đầu vào đối với hàng xuất khẩu và giảm thuế xuất khẩu gạo từ 10% xuống 1%.
Năm 1992, hệ thống thuế quan hài hoà bắt đầu được áp dụng.
Năm 1993, Việt Nam cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu 90 ngày và bổ sung thuế xuất nhập khẩu đối với hàng đi đường.
Năm 1994, Bộ Thương mại đảm nhận trọng trách đề xuất chính sách thuế xuất nhập khẩu thay Bộ Tài chính.
Năm 1995, Việt Nam công bố danh mục CEPT 1996 và tăng thuế xuất khẩu với 11 mặt hàng.
Năm 1996, Việt Nam công bố danh mục CEPT 1997 và giảm thuế ô tô nhập khẩu.
Năm 1998, mức thuế suất cao nhất (trong CEPT) chỉ còn 60%. Trong năm này, Việt Nam chính thức giới thiệu lộ trình CEPT không chính thức 2006. Việt Nam bãi bỏ áp dụng tính giá nhập khẩu tối thiểu. Quốc hội thực hiện sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu vào tháng 5 năm 1998 và theo đó kể từ ngày 1 tháng 1 năm1999, thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam bao gồm 3 mức là mức thông thường, mức tối huệ quốc và mức ưu đãi đặc biệt.
Năm 2002, Việt Nam áp dụng tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương, ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định hàng dệt may ký giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2002-2005; ban hành mức giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu không thuộc danh mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế, không đủ điều kiện áp giá theo giá ghi trên hợp đồng, ban hành Nghị định về giá trị tính thuế nhập khẩu theo điều VII của GATT.
Năm 2003, Việt Nam ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất để thực hiện CEPT giai đoạn 2003-2006; bãi bỏ áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng rượu và đồ uống có cồn, có nguồn gốc từ EU; ban hành biểu thuế ưu đãi thay cho biểu 1998 với xe ô tô đã qua sử dụng và bộ linh kiện ô tô, xăng dầu; ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định buôn bán hàng dệt, may ký giữa Việt Nam và EU cho giai đoạn 2003-2005.
Năm 2004, Việt Nam ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về thương mại hàng dệt, may ký giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cho giai đoạn 2003-2005; ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm EHP theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc; sửa đổi thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng trong danh mục CEPT 2003-2006.
Năm 2005, Việt Nam thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng điện tử; bãi bỏ thuế suất nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch với 6 mã hàng; giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng để thực hiện thoả thuận giữa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status