Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015 - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs- Small and Medium enterprises). 4
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. 9
1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước. 10
1.2.1 Nhật Bản. 10
1.2.2 Hàn Quốc 14
1.2.3 Cộng hòa Liên Bang Đức. 14
1.2.4 Philippines, Indonexia và Thái Lan. 15
1.3 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 21
2.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008. 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 21
2.1.2 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua. 24
2.1.3 Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 25
2.1.4 Phân bố của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 37
2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. 39
2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. 39
2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. 40
2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội. 40
2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 41
2.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. 42
2.2.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. 42
2.3 Đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 43
2.3.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 45
2.3.2 Thực trạng chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 53
2.3.3 Thực trạng chính sách lao động và đào tạo lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 55
2.3.4 Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 56
2.3.5 Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa. 58
2.4 Đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 61
2.4.1 Những kết quả đạt được. 61
2.4.2 Những vấn đề tồn tại. 63
2.4.3 Nguyên nhân của những yếu kém trên. 64
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 66
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 66
3.1.1 Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cơ hội và thách thức. 66
3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước. 68
3.1.3 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 69
3.2 Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 70
3.2.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 70
3.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa. 72
3.2.3 Đổi mới các chính sách về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp. 74
3.2.4 Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất kinh doanh. 75
3.2.5 Xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 76
3.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo. 76
3.2.7 Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. 77
3.2.8 Phát triển các Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa. 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân, với kiến thức và tay nghề dần được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập.
Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, với việc ra đời hàng loạt các Luật, Nghị định, Văn bản hướng dẫn… đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2000, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã có tác động tích cực đến việc phát triển DNNVV ở Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNNVV gặp phải không ít những khó khăn: thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc gia nhập thị trường, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào Việt Nam khiến cho các DNNVV càng gặp nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần có một cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam phát triển, vượt qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, em chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp sau khi hoàn thành thực tập tổng hợp. Thực hiện nghiên cứu chuyên đề này giúp em tìm hiểu thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay và các chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để khu vực doanh nghiệp này nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc suy giảm kinh tế hiện nay, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của DNNVV ở Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của các nước trên thế giới và khu vực, qua đó đề xuất một số giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trong giai đoạn tới. Nội dụng của nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, tham khảo khái niệm về DNNVV của các quốc gia trên thế giới, qua đó tìm ra tiêu chí phân loại DNNVV đối với Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. Sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển DNNVV. Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV trên thế giới. Trên cơ sở đó định hình được các chính sách trợ giúp DNNVV ở nước ta.
- Thứ hai, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những điểm còn vướng mắc cân giải quyết trong thời gian tới.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp DNNVV ở Việt Nam để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ DNNVV đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng đựơc vận dụng tổng hợp từ các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic.
- Nguồn thông tin dữ liệu được lấy từ nhiều ngồn như từ các cuộc khảo sát về DNNVV, các báo cáo hàng năm về DNNVV, bài viết của các nhà nghiên cứu, thông tin trên web, dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục Phát triển doanh nghiệp…
5. Kết cấu của chuyên đề:
Tên đề tài: Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, định hướng đến năm 2015.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu chuyên đề gồm có 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chương 2: Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian qua.
- Chương 3: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian tới.


ZV6Qh2saLKFWECY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status