Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh



Mục lục
Trang
Lời nói đầu i
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Ngọc Đỉnh
 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1
 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 3
 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 5
 III. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ SP 8
 IV. Tổ chức công tác kế toán
 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 10 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 10
 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty 11
 
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
 I. Khái quát chung về CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty
 1. Chi phí sản xuất 16
 2. Giá thành sản phẩm 21
 II. Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24
 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 34
 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 44
 4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty 53
 III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
 1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 55
 2. Phương pháp tính giá thành tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh 55
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
 I. Đánh giá thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
 1. Ưu điểm 59
 2. Hạn chế 60
 II. Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
 1 Nguyên tắc hoàn thiện 61
 2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện 63
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kĩ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để định giá bán thành phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động sản xuất.
Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, v.v...
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại đơn vị:
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty và chu kỳ sản xuất ngắn hạn (theo từng đơn đặt hàng), sản phẩm sản xuất ra lại bao gồm nhiều loại khác nhau cả về mẫu mã và kích thước, và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm, do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là theo từng mã sản phẩm đã nhập kho trong kỳ.
Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời về giá thành, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, kế toán chi phí và giá thành sẽ tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng mã sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là theo kỳ kế toán tháng.
II. Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay dịch vụ.
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp trong ngành may mặc là rất đa dạng và phong phú, được chia thành hai loại là nguyên vật liệu chính và nguyên phụ liệu, trong đó:
Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại vải, da, bông, ... như vải chính, vải ngoài, vải thô, da lộn, da thuộc... với nhiều chủng loại, màu sắc, và đặc tính khác nhau.
Nguyên phụ liệu là những loại vật liệu đi kèm với nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm.
Để theo dõi các khoản chi phí này, kế toán sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết thành:
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên phụ liệu xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính:
Như đã trình bày ở trên, với nguyên vật liệu chính Công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị nên không hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.
Tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách, Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một sản phẩm do phòng Kỹ thuật chuyển tới, phòng kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểu số 1) để sản xuất thử sản phẩm mẫu.
Biểu số 1
PhiÕu xuÊt kho Số: 02/3
Ngày 01 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trần Thị Thanh
Địa chỉ (bộ phận): Phòng kỹ thuật
Lý do xuất kho: May mẫu, làm bảng mẫu mã sản phẩm Nardo Jacket
Xuất tại kho: Kho nguyên liệu
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
600D POLYCORDURA
m
3,0
3,0
2
POLYMESH
m
3,0
3,0
3
30Z BOTHSIDE SPIRAL
m
2,5
2,5
4
EX-TEX Z-LINER
m
3,0
3,0
5
210T N/TAFFETA P/D
m
4,0
4,0
Cộng
Sau khi sản phẩm mẫu đạt yêu cầu thì phòng kế hoạch sẽ phân bố dây chuyền sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểusố 2). Căn cứ vào hoá đơn vận chuyển, hoá đơn bán hàng, lệnh sản xuất, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, số lượng thực tế nhập xuất... thủ kho ghi tình hình biến động vào thẻ kho, nguyên vật liệu chính sẽ được chuyển đến giai đoạn đầu tiên là phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra các bán thành phẩm và chuyển số bán thành phẩm này sang các công đoạn tiếp theo. Đối với các nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp mà Công ty tiết kiệm được từ các hợp đồng gia công, Công ty tiến hành nhập kho để sử dụng tiếp cho các đơn đặt hàng tiếp theo.
Biểu số 2
PhiÕu xuÊt kho số 06/3
Ngày 02 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trương Văn Thế
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng Textile 1
Lý do xuất kho: May sản phẩm Nardo Jacket
Xuất tại kho: Kho nguyên liệu
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
600D POLYCORDURA
m
3.000
3.000
2
POLYMESH
m
3.00...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status