Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 3
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty PSC.1 3
1.2.1. Lịch sử hình thành 3
1.2.2. Một số thành tích đã đạt được 4
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty PSC.1 7
1.3.1. Đặc điểm hoạt động bọ máy quản lý 7
1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 9
1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ 15
1.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 15
1.4.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 17
1.5. Tổ chức công tác kế toán ở PSC.1 18
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty 18
1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty 20
1.5.3. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 24
2.1. Khái quát chung về NVL tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương 24
2.1.1. Khái niện NVL 24
2.1.2. Tính giá NVL tại PSC.1 24
2.1.2.1. Đánh giá NVL nhập kho 24
2.1.2.2. Đánh giá NVL xuất kho 25
2.1.3. Phân loại NVL tại PSC.1 27
2.2. Hạch toán chi tiết NVL tại PSC.1 28
2.2.1. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng 28
2.2.2. Thủ tục nhập kho NVL ở PSC.1 31
2.2.3. Thủ tục xuất kho NVL ở PSC.1 34
2.2.4. Kế toán chi tiết NVL tại PSC.1 37
2.3. Hạch toán tổng hợp NVL tại PSC.1 52
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 61
3.1. Những ưu điểm của kế toán NVL tại PSC.1 61
3.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện kế toán NVL tại PSC.1 65
3.2.1. Về hệ thống tài khoản sử dụng trong công tác kế toán NVL 65
3.2.2. Về công tác tính giá NVL xuất kho 66
3.2.3. Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 69
3.2.4. Về việc tính giá NVL mua ngoài và hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ 69
3.2.5. Về kế toán tổng hợp NVL 70
3.3. Điều kiện để thực hiện các giả pháp 72
KẾT LUẬN 74
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ho. Vì vậy, trong tháng khi xuất NVL để sản xuất và sử dụng cho các nhu cầu khác, kế toán chỉ có thể theo dõi được về mặt số lượng, đến cuối tháng khi khoá sổ máy sẽ tự tính giá xuất theo chứng từ đã lập sẵn.
Ví dụ: Theo sổ chi tiết Vật tư, công cụ, công cụ - Kbim 30 WP 10g tháng 8/2008, ta có số liệu như sau:
- Kbim 30 WP 10g tồn đầu tháng: 54 329.000g; thành tiền 54 788 024đ
- Kbim 30 WP 10g nhập trong tháng: 357 700g; thành tiền 389 469 774đ
- Kbim 30 WP 10g xuất trong tháng: 30 000.000g
Cuối tháng 8/2008, theo phần mềm kế toán đã được cài đặt trước, kế toán thực hiện như sau:
Màn hình desktop, kế toán kích hoạt vào biểu tượng của chương trình, giao diện chương trình phần mềm kế toán xuất hiện => chọn “Tính giá xuất” => chọn “Tiếp tục” => xuất hiện bảng gồm 2 ô: ở ô “Thời gian tính giá” đánh tháng “8”, ở ô “Tài khoản” đánh “156”, rồi ấn “Tiếp tục” => chọn mã “TB_KA_10”, ấn “chấp nhận” máy sẽ tự động tính ra đơn giá của Kbim 30 WP 10g xuất kho như sau:
Đơn giá thực tế Kbim 30WP 10g
=
54788024
+
389469744
=
1078.219đ/g
54329.000
+
357700.000
Trị giá Kbim 30 WP 10g xuất kho tháng 8/2008
=
30 000.000
x
1078.219
=
32346570đ
Với mỗi lần xuất kho trị giá nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính trên cơ sở lượng xuất kho và đơn giá xuất kho.
* Ở công ty PSC.1 công cụ, công cụ là những vật rẻ tiền được mua ở bên ngoài nhập kho để phục vụ cho các phân xưởng, việc tính giá nhập kho và xuất kho giống như nguyên vật liệu.
2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty PSC.1
Công ty PSC.1 là một doanh nghiệp có khối lượng NVL lớn, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tính chất lý hoá khác nhau, có công dụng, nội dung kinh tế khác nhau nên việc phân loại NVL là hết sức cần thiết cho công tác quản lý, hạch toán kế toán được chính xác, khoa học và thuận tiện. Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò NVL trong quá trình sản xuất, NVL trong công ty PSC.1 được chia thành như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như là các loại hoá chất chủ yếu để sản xuất thuốc BVTV như BPMC 98%, Edifenphos 94%, Fenitrothion 96%....
- Vật liệu phụ: Tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm nhưng vật liệu phụ có tác dụng làm tăng chất lượng, hoàn chỉnh sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường như các loại phụ gia (A.Tano, B.Tano…), các loại dung môi (Xylen, Methanol…), các vật liệu làm bao bì ( vỏ chai, nút, nhãn…)….
- Nhiên liệu: là các loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc thiết bị sản xuất và xe cộ của công ty như xăng A83, xăng A92, dầu nhớt, dầu diezen… loại vật liệu này không được dự trữ mà đưa ngay vào sử dụng.
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng được sử dụng để thay thế, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị như bu lông, ốc vít, que hàn, mũi khoan… và những phụ tùng khác đi kèm dây chuyền sản xuất.
- Phế liệu: Phế liệu ở công ty chủ yếu là các loại cặn ở quá trình pha chế thuốc. Các loại cặn này sẽ được lập biên bản xử lý loại bỏ vì không thể tận dụng tiếp.
Cùng với việc phân loại nguyên vật liệu, công ty PSC.1 còn xây dựng danh điểm NVL tức là việc quy định cho mỗi thứ NVL một ký hiệu riêng, một mã số riêng.
Ví dụ như:
Fenỉtothion 96% NL_FENI
Methanol NL_MET
A.Tano NL_TANOA
Tại công ty PSC.1, trong điều kiện trang bị hệ thống máy vi tính một cách đồng bộ thì việc lập danh điểm NVL sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán NVL nói riêng và cho công tác quản lý NVL nói chung giữa các bộ phận một cách thống nhất và khoa học.
2.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty PSC.1
2.2.1. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Để góp phần quản lý NVL một cách hợp lý và chặt chẽ công ty phải thực hiện tổ chức kế toán chi tiết NVL. Đặc biệt NVL của công ty có rất nhiều loại, thứ, nhóm, ngoài ra khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất của NVL trong tháng là tương đối nhiều vì vậy việc tổ chức kế toán chi tiết NVL ở công ty là hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu được.
Hiện nay, phương pháp kế toán chi tiết NVL đang được Công ty áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Về thủ tục, chứng từ và cách luân chuyển chứng từ về bản chất cũng giống như khi thực hiện kế toán thủ công. Tuy nhiên với sự trợ giúp của việc áp dụng phần mềm kế toán, quá trình kế toán chi tiết NVL ở Công ty có thể tóm tắt thành sơ đồ sau (sơ đồ 2.01)
Sơ đồ: Phương pháp ghi thẻ song song theo kế toán máy.
- Báo cáo N-X-T
- Báo cáo tổng hợp
….
Kho dữ liệu tổng hợp
Sổ, thẻ chi tiết NVL
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phòng kế toán và thủ Máy tự động xử lý
kho thực hiện
Hệ thống chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác để hỗ trợ cho công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Sổ kế toán sử dụng: Thẻ kho, sổ chi tiết vật tư, CCDC, báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, sổ chi tiết thanh toán với người bán, bảng tổng hợp TK 331, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 152, TK 156.
Sơ đồ (sơ đồ 2.02): Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
HĐGTGT (hoá đơn bán hàng), phiếu kiểm nghiệm
Chứng từ thanh toán (phiếu ghi, giấy báo nợ…)
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu
Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho NVL
Sổ nhật ký chung
Sổ cái tài khoản 152, tài khoản 156
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Bảng tổng hợp tài khoản 331
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng…) để viết phiếu nhập kho. Từ phiếu nhập kho, xuất kho để vào thẻ kho và sổ theo dõi chi tiết NVL. Sổ theo dõi chi tiết dùng để đối chiếu với thẻ kho. Từ hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy và máy sẽ tự động nhập các nghiệp vụ phát sinh đó vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 152, TK 156 và các sổ liên quan khác. Từ sổ chi tiết vật tư, CCDC, cuối tháng lên báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho NVL. Báo cáo này dùng để đối chiếu với sổ cái TK 152, TK 156.
2.2.2. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu ở công ty PSC.1
Do NVL ở công ty được nhập chủ yếu từ hai nguồn khác nhau là mua ngoài và tự gia công chế biến nên thủ tục nhập kho đối với hai nguồn này có những đặc điểm khác nhau. Ngoài ra khi NVL xuất kho cho sản xuất không dùng hết hay có sự điều chuyển NVL từ kho Ngọc Hồi về công ty thì số NVL này cũng được nhập kho. Tuy nhiên việc nhập kho này có thủ tục khác với nhập kho do mua ngoài và tự gia công chế biến. Cụ thể như sau:
Khi có nhu cầu nhập NVL, bộ phận cung ứng của phòng cung tiêu sẽ tiến hành ký hợp đồng với người bán hay cử cán bộ cung tiêu đi mua. Bên cung cấp sẽ viết hoá đơn cho nhân viên thu mua. NVL khi về đến công ty, trước khi nhập kho sẽ được tiến hành kiểm tra chất lượng, quy cách, phẩm chất, số lượng thực nhập đúng tiêu chuẩn. Ban kiểm nghiệm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status