Cạnh tranh thuế trong thời kì hội nhập, toàn cầu hoá - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Cạnh tranh thuế trong thời kì hội nhập, toàn cầu hoá



 Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, có khả năng tài trợ nhu cầu chi cần thiết của tiêu công. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập vào kinh tế thế giới, thì chính sách thuế đóng vai trò nhạy cảm đặc biệt. Như vậy, hệ thống thuế cần:
(1) gia tăng đầy đủ nguồn thu để tài trợ nhu cầu chi tiêu cần thiết mà không phải viện đến sự vay mượn quá mức của khu vực công;
(2) gia tăng nguồn thu trong cách thức đảm bảo công bằng và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế;
(3) gia tăng nguồn thu trong cách thức không làm chệnh hướng đáng kể những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.
Với một nền đang chuyển đổi như VN, việc thiết lập một hệ thống thuế có hiệu quả và hiệu lực gặp phải không ít những khó khăn nhất định:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT.
CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. ( Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu : từ 15 năm xuống còn 10 năm).
Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây :
- Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan : Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.
- Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB) : hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật : kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ.
- Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan .
* Các Nội dung và Quy định cụ thể :
Vấn đề về thuế quan:
Các bước thực hiện như sau :
Bước 1 :Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiện CEPT:
- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay ( Tiếng Anh viết tắt là IL).
- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế ( viết tắt là TEL).
- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm ( viết tắt là SEL)
- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn ( viết tắt là GEL)
Trong 4 loại Danh mục nói trên thì :
- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): là những sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định CEPT).
- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL): là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.
- Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL) : Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hoá trong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp... nghĩa là tất cả những sản phẩm hàng hoá được giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm hàng hoá được xác định trong 2 Danh mục SEL và GEL nêu trên.
Bước 2 : Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm ( toàn bộ thời gian thực hiện Hiệp định):
Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay( IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL):
Các nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau :
a) Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL):
Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau :
+ Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% trong 5 năm còn lại.
Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003.
+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hay thấp hơn 20% (=< 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm đầu .
Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất bằng hay thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000.
Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm 5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước.
b) Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL):
Để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT.
Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắt giảm thuế(IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục TEL vào Danh mục IL.
Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau:
- Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hay sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hay thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục IL.
- Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hay thấp hơn 20% (=< 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003
Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên.
Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện, không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được chuyển các mặt hàng từ Danh mục TEL sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL nói trên, hay chuyển từ Danh mục SEL, GE sang Danh mục TEL hay IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường.
Bước 3 : Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảm thuế hàng năm :
Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên.
Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quan khá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status