Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc



MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ 1
I/ Trường dạy nghề và đội ngũ giáo viên trường dạy nghề. 1
1. Trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1
1.1. Khái niệm trường dạy nghề. 1
1.2. Vai trò của trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1
2. Đội ngũ giáo viên trường dạy nghề. 2
2.1 Khái niệm và phân loại giáo viên dạy nghề. 2
2.2 Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề. 3
II/ Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên. 4
1. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề. 4
2. Nguyên lý đào tạo và phát triển. 5
3. Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên trường dạy nghề. 7
3.1 Xác định nhu cầu đào tạo. 7
3.1.1 Các cấp độ phân tích nhu cầu đào tạo 8
3.1.2 Phương pháp, kỹ thuật phân tích nhu cầu đào tạo. 9
3.2 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển ĐNGV cho trường dạy nghề. 10
3.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo ĐNGV dạy nghề. 10
3.2.2 Chủ thể và đối tượng của đào tạo và phát triển ĐNGV dạy nghề. 11
3.2.3 Thời gian đào tạo. 12
3.2.4 Xác định nội dung đào tạo và phát triển giáo viên dạy nghề. 12
3.2.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo. 13
3.2.6 Dự tính chi phí đào tạo. 20
3.2.7 Lựa chọn giáo viên. 20
4. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 21
4.1 Chủ thể đánh giá. 22
4.2. Phương pháp đánh giá. 22
III/ Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức: 23
1. Chiến lược phát triển của tổ chức: 23
2. Nguồn nhân lực của tổ chức: 23
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: 24
4. Nguồn tài chính dành cho đào tạo nguồn nhân lực: 24
5. Các yếu tố khác: 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC 25
I/ Khái quát về trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức: 25
1.1 Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng- Bước khởi đầu ( 1999-2007) 25
1.2. Trường cao đẳng dạy nghề Việt-Đức ( 2007 đến nay ). 26
1.3. Kết quả đào tạo gắn với thị trường lao động từ năm 2007. 26
1.4. Quan hệ quốc tế. 27
2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường. 28
2.1 Chức năng. 28
2.2 Nhiệm vụ. 28
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy nghề. 29
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường. 30
II/ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 32
1. Quy mô và cơ cầu học sinh. 32
2. Quy mô và cơ cấu giáo viên. 34
III/ Tình hình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 36
1. Xác định nhu cầu đào tạo. 36
1.1 Các cấp độ phân tích nhu cầu đào tạo. 36
1.2. Phương pháp kỹ thuật phân tích nhu cầu đào tạo. 38
2. Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên. 39
2.1 Xác định mục tiêu đào tạo. 39
2.2 Chủ thể của chương trình đào tạo và phát triển đội ngũ GVDN. 39
2.3. Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo. 40
2.4 Lựa chọn phương pháp đào tạo. 44
2.5. Lựa chọn giáo viên. 46
2.6. Cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo. 46
3. Đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo phát triển. 48
3.1. Chủ thể đánh giá. 48
3.2. cách đánh giá. 48
4. Đánh giá chung về đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 48
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC. 52
I. Phương hướng đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức đến năm 2015. 52
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 53
1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cho bản thân các giáo viên dạy nghề. 53
2. Tăng cường quản lý công tác đào tạo phát triển giáo viên dạy nghề ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. 54
3. Kiến nghị với UBND Tỉnh 57
KẾT LUẬN 59
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ương đối dễ dàng gồm chi phí trực tiếp của đào tạo (người đào tạo, tài liệu, năng suất mất đi nếu đào tạo được tiến hành trong thời gian làm việc của công ty) cộng với chi phí gián tiếp (chi phí quản lý hành chính của phòng nhân sự).
III/ Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức:
1. Chiến lược phát triển của tổ chức:
Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực vì nó liên quan đến mục tiêu dài hạn về nhân lực của tổ chức
2. Nguồn nhân lực của tổ chức:
Khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo thì trước hết phải căn cứ vào đặc điểm đội ngũ lao động trong tổ chức mà có kế hoạch đào tạo bổ sung, đào tạo thay thế hay đào tạo nâng cao. Nếu trong tổ chức đang thiếu nguồn lực về mảng nào, hay trong tương lai sẽ cần đến thì nhu cầu đào tạo bổ sung và đào tạo thay thế là cần thiết, ngược lại đối với đội ngũ lao động có tay nghề rồi nhưng vẫn luôn phải nâng cao kiến thức, thì đào tạo nâng cao lại là đòi hỏi cấp thiết. Mỗi một tổ chức đều có những nhà lãnh đạo đứng đầu, và quan điểm của họ chi phối rất lớn đến hoạt động của tổ chức. Trong tổ chức, nhà quản lý quan tâm coi trọng vấn đề đào tạo nhân lực cho tổ chức thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, người lao động được khuyến khích tham gia học tập nâng cao trình độ. Nhưng nếu trong trường hợp nhà lãnh đạo cho rằng sau khi những người lao động được đào tạo nâng cao trình độ cao hơn, có thể họ sẽ rời bỏ tổ chức đến nơi có điều kiện tốt hơn. Khi đó thì dù có đầy đủ điều kiện vất chất, phương tiện cho việc đào tạo thì công tác đào tạo sẽ chỉ được tiến hành một cách sơ sài, thiếu đồng bộ, không hiệu quả.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ, công cụ phục vụ cho công việc của người lao động trong quá trình làm việc. Khi cơ sở vật chất thay đổi, chẳng hạn như, khi thay mới máy móc hay thiết bị hiện đại hơn thì người lao động cẩn phải được đào tạo bổ sung thêm về kiến thức để có khả năng sử dụng, khai thác chúng có hiệu quả cao nhất có thể.
4. Nguồn tài chính dành cho đào tạo nguồn nhân lực:
Đầu tư vào con người hay máy móc thiết bị cũng đều cần có nguồn vốn. Nguồn vốn dành cho hoạt động đào tạo nhân lực phải hợp lý và xứng đáng. Nếu hoạt động đào tạo được đầu tư và quan tâm xứng đáng thì người lao động có điều kiện nâng cao trình độ của mình, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức và làm giàu thêm cho tổ chức. Ngược lại, nếu nguồn vốn cho đào tạo hạn chế thì công tác đào tạo sẽ hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên cần lưu ý một điều, không phải cứ có nguồn kinh phí lớn có nghĩa là hiệu quả đào tạo cao, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
5. Các yếu tố khác:
Ngoài những yếu tố bên trong tổ chức, những yếu tố môi trường bên ngoài cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
Nhân tố thuộc về Nhà nước: các cơ quan quản lý của Nhà nước tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua nhiều hình thức khác nhau như quy chế, điều lệ, nguồn ngân sách tài trợ…
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC
I/ Khái quát về trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
1. Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức:
1.1 Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng- Bước khởi đầu ( 1999-2007)
Tiền thân của trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc là từ một trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng được thành lập vào tháng 11/1998. Thực hiện Quyết định số: 1335/QĐ – UB ngày 01 tháng 6 năm 1999 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, ngày 04 tháng 5 năm 2000, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định thành lập trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc trên cơ sở nâng cấp trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng và chuyển giao quản lý nhà nước từ ngành Xây dựng sang ngành Lao động thương binh và xã hội.
Trải qua 6 năm đào tạo, trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc đã không ngừng lớn mạnh cả về tiềm lực cơ sở vật chất, năng lực trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, quy mô, và chất lượng đào tạo.
Tháng 5/2000, mặc dù cơ sở vật chất còn rất khó khăn nhưng Nhà trường đã tiến hành tuyển sinh và đào tạo ngay khóa 1 chỉ có 04 lớp học với 180 học sinh hệ chính quy, ở 2 chuyên ngành: Điện nước và Gò hàn.
Đến năm 2007, lưu lượng học sinh của trường là hơn 3000 học sinh gồm 10 nghề tập trung dài hạn. Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đào tạo ngoại ngữ cho xuất khẩu lao động, đào tạo lái xe môtô hạng A1….
Tháng 2/2007 thực hiện Luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề, Nhà trường đã nâng cấp chuyển đổi thành Trường Trung cấp dạy nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
1.2. Trường cao đẳng dạy nghề Việt-Đức ( 2007 đến nay ).
Ngày 03/7/2007 Nhà trường đã nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH của Bộ lao động TB&XH.
Cho đến nay, Nhà trường không ngừng tăng quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Cụ thể số lượng học sinh đã ra trường:
- Hệ công nhân kỹ thuật bậc 3/7 ( nay là trung cấp nghề): 2.421 người
- Hệ sơ cấp nghề: 2.666 học viên
- Hệ đào tạo bồi dưỡng thường xuyên: 21.500 học viên
Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng với cao đẳng nghề đào tạo 4 nghề, trung cấp nghề đào tạo 12 nghề, sơ cấp nghề đào tạo 8 nghề.
1.3. Kết quả đào tạo gắn với thị trường lao động từ năm 2007.
Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn chủ động trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp để định hướng cho quá trình đào tạo của mình, thông qua các hình thức như: mời doanh nghiệp góp ý về chương trình đào tạo; đào tạo hệ sơ cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp; liên hệ cho học sinh thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tuyển chọn luôn số học sinh này vào làm việc. Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ thường xuyên với nhiều doanh nghiệp như: Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cơ khí chính xác Việt Nam 1; Công ty DIEZEN; Công ty COSMOS; Công ty lắp máy Hà nội; Công ty cơ khí Nam Hồng Hà nội....
Công tác tư vấn việc làm sau tốt nghiệp cũng đã được triển khai khá tốt, kết quả học sinh ra trường đi làm ngay đạt trên 80% và sau 1 năm gần như 100% các học sinh đều có việc làm. Thậm chí như trong năm vừa qua, học sinh ra trường không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp đến tuyển dụng.
1.4. Quan hệ quốc tế.
Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là một trong 11 trường dạy nghê trong cả nước được thụ hưởng vốn vay ODA của CHLB Đức với tổng số ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status