Bảo tồn phố cổ Hà Nội – thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Bảo tồn phố cổ Hà Nội – thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. Mở đầu
1. Lý do nghiên cứu đề tài .5
2. Phương pháp nghiên cứu 7
3. Phạm vi nghiên cứu 8
4. Kế hoạch nghiên cứu .9
Chương II. Lý luận chung
1. Bảo tồn và những quan niệm về bảo tồn .10
2. Bảo tồn di sản .12
3. Giá trị của bảo tồn di sản .13
4. Các nguyên tắc của công việc bảo tồn .14
5. Kế hoạch bảo tồn .15
6. Kinh nghiệm từ Nhật Bản 16
Chương III. Thực trạng Phố cổ Hà Nội
Phần1. Tổng quan về phố cổ Hà Nội .18
1. Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số .18
1.1. Vị trí địa lý .18
1.2. Dân số .19
1.2.1. Mật độ dân số 19
1.2.2. Đặc điểm của các hộ gia đình 21
a. Nguồn gốc dân cư và thời gian cư trú
b. Qui mô hộ gia đình
2. Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội 21
2.1. Đặc điểm kinh tế 21
2.2. Đặc điểm văn hoá – xã hội . 22
2.2.1. Giáo dục .22
2.2.2. Đời sống .22
2.2.3. Giá trị văn hoá 23
3. Giá trị kiến trúc, cảnh quan .25
Phần2. Thực trạng Phố cổ Hà Nội .26
Chương IV. Giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp trước mắt - kiến nghị . .36
2. Giải pháp mang tính chiến lược .39
KẾT LUẬN.
PHỤ LỤC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nhật phân ra các loại nhà có giá trị khác nhau. Với những ngôi nhà có giá trị, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để bảo tồn nguyên dạng, những ngôi nhà không nhiều giá trị thì được phép thay đổi bên trong nhưng không được làm ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Nhật Bản cũng đưa ra các quy chế cụ thể đối với từng loại công trình. Đây không phải là cách làm của riêng Nhật Bản mà là cách chung của các nước trên thế giới.
Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách, định hướng bảo tồn, nhưng phải có sự hợp tác của người dân trực tiếp sinh sống ở nơi đó. Cộng đồng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo tồn, giữ gìn đô thị cổ. Ở Nhật Bản, người dân lập tổ chức chuyên cho các hoạt động bảo tồn, họ tự làm phiếu điều tra để khảo sát ý kiến và đề xuất lên chính quyền thành phố, người dân và chính quyền cùng góp vốn để tu bổ nhà truyền thống, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo tồn.
Chương III
THỰC TRẠNG PHỐ CỔ HÀ NỘI
Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích kết quả của những cuộc khảo sát. Mục tiêu của những nghiên cứu này là đưa ra bức tranh chân thực nhất về Phố cổ Hà nội. Điều này sẽ được thể hiện chi tiết qua hai phần chính: Phần 1 sẽ là tổng quan về Phố cổ Hà nội- đây là những thông tin cơ bản mà nhóm nghiên cứu có thể tìm được thông qua báo chí, những trang web và những nghiên cứu khảo sát gần đây nhất. Phần 2 nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích thực trạng Phố cổ Hà nội dựa trên những mẫu phiếu điều tra, những cuộc phỏng vấn, những nghiên cứu thực địa…
Phần 1: Tổng quan về phố cổ Hà Nội Từ website tương thích vào lúc 7Phần mềm ngày 15/2/2009
Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số:
Vị trí địa lý:
Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định như sau:
- Phía Bắc là phố Hàng Đậu
- Phía Tây là phố Phùng Hưng
- Phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng
- Phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật
Bản đồ khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.
1.2 Dân số:
1.2.1 Mật độ dân số:
Theo những tài liệu nghiên cứu thì đầu những năm 90, dân số tại Phố cổ tăng lên là do số lượng dân từ các nơi khác nhập cư vào đây tăng cao. Dân số tại Phố cổ giai đoạn này khoảng 80.000 dân. Lý do chính của quá trình tăng dân số nhanh trong giai đoạn này vì Phố Cổ là khu vực nội thành đầu tiên của Hà nội. Nơi đây tập trung đông dân cư và có các hoạt động kinh tế rất sôi động, tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với người dân ở các quận huyện và các tỉnh thành khác. Trong giai đoạn tiếp theo, dân số ở đây bắt đầu giảm dần bởi một số hộ dân đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2000 đã có 2.799 hộ dân đã chuyển khỏi Phố Cổ. Đến nay dân số tại Phố cổ khoảng 60.372 người, tập trung đông nhất tại Phường Hàng Buồm với 9.175 người , Đồng Xuân: 8.811 người và Hàng Bồ: 8.085 người.
Vào năm 2000, mật độ dân số Phố Cổ là 740,58 người/ha, gấp hai lần mật độ dân số trong Quận Hoàn Kiếm(324,19 người/ha). Những Phuờng có mật độ dân số cao nhất là phường Hàng Gai (963, 55 người/ha), Hàng Bồ (892,77 người/ha). Cũng theo kết qủa nghiên cứu của đoàn nghiên cứu HAIDEP, năm 2005, mật dộ dân số tại khu Phố cổ là 603 nguời/ha, cao hơn rất nhiều lần so với mật độ dân số của Hà nội là 36 người/ha.
Những năm gần đây, dân số tại Phố cổ đã giảm nhưng mật độ dân số tại đây vẫn rất cao vì các lý do sau đây :
Đây là một khu kinh doanh buôn bán sầm uất và sôi động tại Hà Nội. Với lợi thế vị trí trung tâm, nơi có lượng khách du lịch ghé thăm khá cao, lưu lượng người qua lại đông, việc mở rộng diện tích kinh doanh ngày càng gia tăng.
Các ngôi nhà trong phố cổ đã được xây dựng từ khá lâu, đã xuống cấp, lại bị hạn chế về chiều cao và hầu hết không được mở rộng về diện tích. Tuy nhiên những người dân ở đây hầu hết là những người Hà Nội gốc, gia đình sống tại đây qua nhiều thế hệ, nên họ không muốn chuyển ra ngoài. Hơn nữa, ở đây họ có cơ hội kinh doanh, buôn bán với nguồn thu nhập cao giúp họ duy trì được cuộc sống ổn định.
1.2.2 Đặc điểm của các hộ gia đình :
Nguồn gốc dân cư và thời gian cư trú:
Cùng với sự giao thương buôn bán và sự phát triển thịnh vượng, vào thế kỷ 18, có một lượng người Trung Quốc đã đến làm ăn sinh sống ở đây tạo thành những phố có rất đông người Hoa sinh sống như Hàng Buốm, Lãn Ông, Tạ Hiền..v..v.
- Giai đoạn 1954 đến 1998 dân số Hà nội tăng gấp 6,68 lần và số dân cư tập trung tại Phố Cổ khá đông. Tuy nhiên, những năm 1960, 1970 một bộ phận lớn dân cư ở đây rời Hà nội đến các vùng kinh tế phía Nam. Giai đoạn năm 1979, 1980 đại bộ phận người dân Trung Quốc sống tại Phố Cổ cũng trở về nước. Sau những năm 1970, cư dân còn lại ở Phổ Cổ là những người dân làm các nghề truyền thống hay buôn bán lâu đời và các cán bộ nhà nước, các hộ dân thuộc diện chính sách được phân nhà về đây.
Như vậy, dân cư Phố Cổ có nguồn gốc từ các làng nghề xung quanh Hà Nội đến đây sinh sống. Họ định cư ở đây để vừa sản xuất, vừa buôn bán các sản phẩm thủ công (nghề thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ trong gia đình). Bên cạnh những gia đình đã sinh sống lâu đời, tại đây còn có các hộ dân nhập cư từ đầu những năm 1950, những năm 1990 và những gia đình có công với nước được Nhà Nước cho định cư vào khoảng những năm 1970, 1980.
- Dân cư tại Phố cổ rất đa dạng và không đồng nhất, có nhiều sự biến động trong cấu trúc dân cư. Sự đa dạng và những biến động về cấu trúc dân cư cần được quan tâm trong quá trình hoạch định các chính sách về tái định cư
- Do cấu trúc dân cư rất đa dạng nên cần phân cấp quản lý và tổ chức các hoạt động cộng đồng mang tính phường hội để thông qua đó củng cố các mối liên kết xã hội và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa. Đặc biệt cần nâng cao vai trò của người già trong cộng đồng dân cư ở đây.
Qui mô hộ gia đình:
- Cấu trúc gia đình hiện đại chiếm ưu thế trong Phố Cổ. Theo điều tra của HIS, trung bình mỗi gia đình ở đây có 4,2 thành viên. Về cơ bản, cấu trúc gia đình hạt nhân vẫn được duy trì với 33,9% gia đình có 4 thành viên. Ngoài ra, gia đình có từ 3 hay 5 thành viên trở lên chiếm tỉ lệ tương ứng là 19,44% và 19,08%. Tuy vẫn còn hộ gia đình có từ 9 đến 12 thành viên nhưng số hộ này chiếm tỉ lệ khiêm tốn 2,23%.
Đặc điểm kinh tế-văn hoá-xã hội :
Đặc điểm kinh tế:
Phố cổ Hà Nộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status