Báo cáo Tổng quan về Maritime Bank - pdf 21

Download miễn phí Báo cáo Tổng quan về Maritime Bank

TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK 1
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 6
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 7
SỬ DỤNG VỐN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN 11
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 12
KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 13
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI MSB 22
KẾT LUẬN 33
TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK

Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thanh lập theo giấy phép số 0001/NH-GP và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 12/7/1991 với số vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng , đến năm 2005 là 200 tỷ đồng , trong năm 2006 số vốn điều lệ của Maritime Bank đạt mức 700 tỷ và hiện nay là 1.500 tỷ đồng .
16 năm phát triển , Maritime Bank đã thiết lập được mạng lưới hoạt động hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng . Với hơn 20 chi nhánh ( năm 2006 ) và điểm giao dịch trên toàn quốc , được trải dài từ Bắc vào Nam , từ Hải Phòng , Quảng Ninh , Hà Nội , Đà Nẵng , Nha Trang , Cần Thơ , TP Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu . Các điểm giao dịch đều hoạt động đa năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu Khách hàng về dịch vụ của một ngân hàng hiện đại với các sản phẩm tiện ích đa dạng .
Nguồn nhân lực trẻ , chất lượng cao , đoàn kết và tâm huyết đã tạo lên thế mạnh của Maritime Bank . Tổng số cán bộ nhân viên của Maritime Bank đã lên tới 599 người vào cuối năm 2006 và tiếp tục được đầu tư cả về chất lượng và số lượng cho các năm tài chính tiếp theo 2007 - 2010 . Công tác cán bộ luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu , được coi là chìa khóa mở ra thành công cho Ngân hàng với một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế và phương pháp tuyển chọn chuyên nghiệp .
Với tôn chỉ “ Tại lập giá trị bền vững” , trên cơ sở thế mạnh của các cổ đông là các Tổng công ty lớn , Maritime Bank đã hoạch định chiến lược phát triển cân đối giữa thế mạnh nguồn vốn , đầu tư vào khách hàng doanh nghiệp tiềm năng ( các tập đoàn kinh tế mạnh ) , kết hợp với phát triển khách hàng cá nhân , đầu tư tài chính vào các khu vực kinh tế chủ đạo của Việt Nam .
Thực hiện chiến lược đưa Maritime Bank trở thành một trong mười Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong 05 năm tới , ngay trong năm 2006 tổng tài sản của Maritime Bank đã có bước tăng trưởng vượt bậc , đạt trên 8.500 tỷ đồng , với mức tăng trưởng 194 % so với năm 2005 . Về chất lượng hoạt động , Maritime Bank được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A .
Bên cạnh các nguồn lực về vốn và nhân lực , Maritime Bank còn có được thế mạnh hệ thống công nghệ tin học của một ngân hàng hiện đại , hệ thống quản lý dữ liệu tập trung , đảm bảo hoạt động nghiệp vụ phân tán tại các Chi nhánh và điểm giao dịch thông suốt , luôn tục và tức thời . Năm 2006 , Ngân hàng tiếp tục triển khai Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 , bằng việc ký kết Hợp đồng tư vấn với KPMG Singapore cho việc hỗ trợ triển khai dự án , đã tạo thế chủ động cho Maritime Bank bước vào hội nhập .
Năm 2007 được coi là năm có nhiều chuyển biến đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải nói riêng . Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển tương đối ổn định với mức tăng trưởng ấn định trung bình 8,2%/năm trong 5 năm gần đây , thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức kỷ lục ; cùng với việc Việt Nam gia nhâp Tổ chức thương mại Thế giới , tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn đã tạo môi trường kinh tế và pháp lý tích cực đối với hoạt động của nền kinh tế , trong đó có các ngân hàng thương mại . Tuy nhiên , hội nhập cũng là thách thức đối với sự phát triển của các ngân hàng , đặc biệt là các vấn đề về vốn , công nghệ và nguồn nhân lực .
Với áp lực cạnh tranh từ các định chế tài chính nước ngoài , sự mở rộng về lượng và phát triển về chất của các Ngân hàng Việt Nam đã đặt ra cho Maritime Bank nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng thị trường trong nước và khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới .
Ngay từ đầu năm 2007 Maritime Bank đã chuyển mình nhanh chóng, triển khai một loạt các giải pháp kinh doanh tích cực, tham gia sâu rộng trên thị trường liên hàng, đẩy mạnh hoạt động tín dụng an toàn và ổn định, tăng cường công tác quản lý rủi ro tập trung tại trung tâm điều hành, công tác huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế tăng đều qua các quý, số điểm giao dịch của ngân hàng tăng từ 18 đến 20 đơn vị, số lượng nhân sự tăng 24% so với đầu năm và đặc biệt công chúng biết đến Maritime Bank với một hình ảnh mới của một ngân hàng thương mại đa năng.
Với kết quả đáng khích lệ trong năm, Maritime Bank đã vui mừng được đón nhận bằng khen của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.
Phát huy thành công trong hoạt động năm 2007, định hướng phát triển Maritime trong năm 2008 như sau:
- Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới nhằm phát huy thế mạnh của các cổ đông, khách hàng thuộc các ngành hàng hải, Bưu chính, Viễn thông, Hàng không…
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cổ đông và khách hàng trên cơ sở cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Đẩy mạnh tiến độ triển khai các năng lực quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm đẩy mạnh kính doanh trên cơ sở kiểm soát được rủi ro.
- Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ chế đãi ngộ thích hợp nhằm thu hút, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho những người có năng lực, có nhiệt huyết làm việc tại Maritime Bank.
- Vốn điều lệ tăng tối thiểu nên 2.200 tỷ đồng.
- Tổng tài sản cuối năm đạt 14.000 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế 268 tỷ đồng
- Triển khai tốt dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2, xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng phòng chống thảm họa và thiên tai, hệ thống an ninh mạng và hệ thống ngân hàng điện tử và đặc biệt phổ cập thẻ ATM Maritime Bank với toàn thể công chúng.
- Đầy mạnh hoạt động quảng cáo, tuyên truyền rộng rài hình ảnh Maririme Bank trong nước và quốc tế.
- Nâng cao vị thế thương hiệu Maritime Bank Tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông và từng bước tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Năm 2007 cũng là năm bắt đầu hoạt động nhiệm kỳ mới - Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ 4, là một năm dánh dấu sự khởi sắc của một nhiệm kỳ mới và là bước ngoặt quyết định sự phát triển và trưởng thành của ngân hàng. Trong nhiệm kỳ 05 năm yêu cầu đặt ra đối với hội đồng quản trị là hết sức khó khăn, hoạt động của hội đồng quản trị đồng thời phải đáp ứng được hai yêu cầu song song. Một mặt tập trung vào việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ, tổ chức củng cố, khắc phục và xử lý những tồn tại yếu kém trước đây, đồng thời phải tạo đà tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cả về vốn và mạng lưới giao dịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng.



9ZBA6CO1p2F32WC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status