Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ven biển và hải đảo Việt nam và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả - pdf 21

Tải miễn phí nghiên cứu khoa học
LỜI NÓI ĐẦU
Vùng ven biển và hải đảo Việt Nam với dải bờ biển dài hơn 3200km và
trên 2600 hải đảo, nơi tập trung tới trên 20 triệu dân, đã và đang là địa bàn phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh vô cùng quan trọng, đặc biệt là
trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Để tăng cường
hiệu quả phòng tránh thiên tai đảm bảo phát triển bền vững vùng ven biển và
hải đảo Việt Nam, điều tra, nghiên cứu về nguy cơ động đất và sóng thần để có
cơ sở phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho toàn vùng luôn là yêu
cầu cấp thiết. Trong hơn 50 năm qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực điều tra,
nghiên cứu và đánh giá về chế độ động đất trên lãnh thổ Việt Nam, từng bước
triển khai mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn vùng biển Việt Nam và kế cận.
Những kết quả điều tra nghiên cứu chủ yếu được phản ánh trong những công
trình như “phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam” (Phạm Văn Thục và n.n.k,
1985) “Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền lãnh thổ Việt Nam”
(Nguyễn Đình Xuyên và n.n.k, 2004), “Phân vùng động đất vùng biển Việt
Nam và kế cận” (Phạm Văn Thục và n.n.k, 2005, và nhiều công trình đã công
bố khác (Phạm Văn Thục 2001, Nguyễn Kim Lạp, 1984, Nguyễn Ngọc Thuỷ
2005, Nguyễn Văn Lương, 2004, Nguyễn Hồng Phương 1993, 2004, Cao Đình
Triều, 2008, Ngô Thị Lư, 2003).
Từ sau khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ở Ấn Độ dương ngày 26/12/2004
làm chết gần 300000 người và thiệt hại vật chất, môi trường sinh thái nặng nề
cho các nước như Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Srilanca, Bănglades, Ấn Độ
và nhiều nước khác, nhận thức và sự quan tâm của nhà nước và nhân dân ta về
dạng thiên tai động đất và sóng thần ngày càng nâng cao. Thủ tướng chính phủ
đã ban hành “Quy chế báo tin động đất và thông báo sóng thần” (11/2006) và
“Quy chế phòng chống động đất và sóng thần” (5/2007). Đây là những văn bản
pháp quy quan trọng, đòi hỏi phải tăng cường công tác điều tra nghiên cứu về
nguy cơ động đất sóng thần và đảm bảo an toàn phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của đất nước. Trong giai đoạn này đã có
một số công trình nghiên cứu điều tra về nguy cơ sóng thần đối với Việt Nam
được triển khai thực hiện như các đề tài KHCN cấp Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm sóng thần trên cùng ven
biển Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” (Nguyễn Đình Xuyên và n.n.k,
2006-2007), “Quy trình công nghệ đánh giá độ nguy hiểm sóng thần vùng ven
biển Việt Nam” (Trần Thị Mỹ Thành 2007-2008), Dự án KHCN cấp Bộ Tài
nguyên và Môi trường “Xây dựng bản đồ thông báo nguy cơ sóng thần cho các
vùng bờ biển Việt Nam” (Vũ Thanh Ca, 2007-2008) và dự án hợp tác khoa học
giữa Viện Vật lý địa cầu Việt Nam và Viện Khoa học địa chất và hạt nhân Niu
Di Lân “Đánh giá độ nguy hiểm và rủi ro sóng thần và sự ứng phó của Việt
Nam” (2007-2009). Cùng với sự quan tâm và đẩy mạnh điều tra nghiên cứu về
sóng thần của Việt Nam, các nước trong vùng Biển Đông và khu vực Đông nam
Á cũng tăng cường nỗ lực và đẩy mạnh sự hợp tác điều tra nghiên cứu về lĩnh
vực này bằng những kết quả bước đầu phong phú được phản ánh trong 3 cuộc
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Sóng thần ở Biển Đông” được tổ chức
lần lượt tại Đài Loan (2007), Thượng Hải, Trung Quốc (2008) và Penang,
Malaysia (2009). Tại các hội thảo nói trên đều có sự tham gia và báo cáo, thảo
luận của các tác giả thực hiện đề tài này.
Ngoài chủ đề đánh giá nguy cơ sóng thần trong mối liên quan với tính địa
chấn khá cao của vùng Đông nam Á, trong những năm qua vùng Biển Đông
tiếp tục là đối tượng điều tra nghiên cứu và khảo sát đánh giá về đặc điểm cấu
trúc kiến tạo, tiềm năng tài nguyên khoáng sản và hiện trạng môi trường liên
quan với chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của các
nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Nhiều công trình điều tra, nghiên
cứu mới về các lĩnh vực địa chất, địa vật lý, khí tượng, môi trường và phòng
chống thiên tai đã và đang được thực hiện với nhiều kết quả phong phú đã liên
tiếp được bổ sung tạo ra những điều kiện mới đề tiếp tục đi sâu xác định làm rõ
hơn những đặc trưng cơ bản của các nguồn và cơ chế phát sinh động đất, phát
triển hoàn thiện phương pháp và công nghệ mới trong đánh giá độ nguy hiểm
của động đất và sóng thần đối với từng vùng và khu vực cụ thể.
Trong bối cảnh nêu trên, tháng 8/2007 đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ
nguy hiểm của động đất và sóng thần trên vùng ven biển và hải đảo Việt Nam
và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả” được đặt ra với mục
tiêu xác định rõ nguồn phát sinh động đất và sóng thần và trên cơ sở đó đánh
giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam,
đánh giá độ rủi ro đối với vùng có độ nguy hiểm cao, đồng thời đề xuất những
giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả phù hợp. Thời gian thực hiện đề tài
là 30 tháng.
Với mục tiêu nói trên, đề tài có nhiệm vụ kế thừa những kết quả của
những công trình nghiên cứu đã nêu trong lĩnh vực liên quan, cập nhật, bổ sung
những số liệu điều tra khảo sát mới, sử dụng những công cụ tính toán và công
nghệ mới được hoàn thiện để xác định và đánh giá cụ thể và rõ hơn về độ nguy
hiểm của động đất và sóng thần đối với vùng ven biển và hải đảo nước ta, từ đó
đề xuất những giải pháp phòng tránh và ứng phó hợp lý.
Những nhiệm vụ chủ yếu được giải quyết trong đề tài bao gồm:
1. Nghiên cứu đánh giá chung và tổng quan về chế độ địa chấn của vùng Biển
Đông và mối liên quan với địa chấn - kiến tạo khu vực Đông nam Á.
2. Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo, địa động lực hiện đại và trường ứng suất cơ
bản trên Biển Đông làm cơ sở xác định nguyên nhân và cơ chế phát sinh động
đất và sóng thần.
3. Nghiên cứu xác định các vùng nguồn động đất và sóng thần trên Biển Đông
và vùng ven biển Việt Nam.
4. Đánh giá độ nguy hiểm và rủi ro động đất vùng ven biển và hải đảo Việt
Nam.
5. Đánh giá độ nguy hiểm và rủi ro sóng thần trên vùng ven biển và hải đảo
Việt Nam.
6. Bước đầu nghiên cứu về cổ sóng thần trên vùng ven biển Việt Nam.
7. Các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả động đất và sóng thần trên
vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Viện Vật lý địa cầu với trách
nhiệm là đơn vị chủ trì đã phối hợp cùng với các đơn vị nghiên cứu trong và
ngoài nước như Viện Địa chất, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Cơ học
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học quản lý Biển
Đảo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Địa chất và Hạt nhân
Niu Di Lân, Viện Địa chấn và núi lửa Philipin, Hội Địa vật lý Việt Nam và
nhiều cơ quan tổ chức liên quan khác. Một tập thể đông đảo chuyên gia và cán
bộ khoa học, kỹ thuật từ các cơ quan nói trên đã nhiệt tình tham gia thực hiện
các nhiệm vụ của đề tài với một khối lượng công tác rất lớn bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu, phương pháp, công nghệ, thu thập xử lý số liệu phân
tích mẫu, hoàn thành trên 70 chuyên đề khoa học và công nghệ.
- Khảo sát thực địa, thu mẫu, thu thập số liệu trên vùng ven biển (12 chuyến
thực địa với tổng số 150 ngày người)
- Khảo sát biển đo 1600km địa chấn nông ở vùng ven biển trung và nam trung
bộ (một tàu và 5 cán bộ khảo sát trong 40 ngày trên biển).
- Hoàn thành và công bố 24 bài báo và báo cáo về kết quả nghiên cứu của đề
tài.
- Góp phần đào tạo 3 thạc sỹ và 2 tiến sỹ theo nội dung của đề tài.
- Tổ chức 5 hội thảo trong nước, tham gia và báo cáo tại 3 hội thảo quốc tế và
khu vực về kết quả của đề tài.
- Các nội dung cơ bản của đề tài được phân công thực hiện như sau:
- Chương I (tổng quan): GS. TS. Bùi Công Quế, GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên,
PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương, TS. Trần Thị Mỹ Thành, , TSKH. Ngô Thị Lư,
TS. Trần Tuấn Dũng.
- Nhiệm vụ 1 (chương II): PGS. TSKH. Phạm Văn Thục, TSKH. Ngô Thị Lư.
- Nhiệm vụ 2 (chương III): GS.TS. Bùi Công Quế, PG. STS. Phan Trọng
Trịnh, TS. Trần Tuấn Dũng, TS. Nguyễn Văn Lương, ThS. Dương Quốc Hưng.
- Nhiệm vụ 3 (chương IV): GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên, PGS.TS. Nguyễn
Hồng Phương, GS.TSKH. Phạm Năng Vũ. TS. Nguyễn Văn Lương.
- Nhiệm vụ 4 (chương V): PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương
- Nhiệm vụ 5 (chương VI): TS. Trần Thị Mỹ Thành, TS. Vũ Thanh Ca
- Nhiệm vụ 6 (chương VII): PGS. TS. Cao Đình Triều
- Nhiệm vụ 7 (chương VIII): GS. TS. Bùi Công Quế, GS. TS. Nguyễn Đình
Xuyên.
- Ngoài ra, trong các nhiệm vụ trên còn có sự tham gia đóng góp có hiệu quả
của đông đảo cán bộ khoa học trong va ngoài Viện Vật lý địa cầu bao gồm : TS.
Đinh Văn Mạnh, TS. Ngô Gia Thắng, TS. Nguyễn Quang Miên, TS. Lê Tử
Sơn, CN. Phạm Thế Truyền, ThS. Bùi Thị Nhung, KS. Nguyễn Thanh Hải,
ThS. Nguyễn Văn Dương, ThS. Nguyễn Lê Minh, ThS. Nguyễn Ánh Dương,
KS. Đinh Quốc Văn, KS. Nguyễn Tiến Hùng, KSC. Nguyễn Quốc Dũng, KS.
Bùi Văn Duẩn, ThS. Bùi Nhị Thanh, KS. Bùi Thị Xuân, KS. Nguyễn Thị Kim
Thanh, Ths.Lê Văn Dũng, KS. Mai Xuân Bách, Ths. Nguyễn Hữu Tuyên, Ths.
Thái Anh Tuấn, CN Trần Việt Phương, Ths, Vũ Thị Hoãn, CN. Phùng Thị Thu
Thuỷ.
Các kết quả nổi bật trong đề tài là những kết luận mới làm rõ về các vùng
nguồn cơ chế phát sinh, phát triển ứng suất và cường độ động đất cực đại, kết
quả nghiên cứu đánh giá mới, chi tiết và cụ thể về độ nguy hiểm và rủi ro động
đất, sóng thần cho các vùng ven biển và hải đảo, các đề xuất về giải pháp phù
hợp phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả động đất, sóng thần. Ngoài ra còn có một
cơ sở dữ liệu và tư liệu phong phú gồm danh mục động đất vùng Biển Đông ,
danh mục động đất mạnh vùng Đông nam Á. Tập số liệu khảo sát mới địa chấn
nông phân giải cao về vùng đứt gãy ven biển miền Trung, tập bản đồ số về độ
nguy hiểm và rủi ro động đất và sóng thần vùng ven biển và hải đảo gồm những
bản đồ được tính toán xây dựng lần đầu tiên ở các tỷ lệ 1:1000000, 1:500000,
1:200000 và những tỷ lệ lớn hơn nữa, hoàn toàn tiện lợi, dễ dàng khai thác sử
dụng và phát huy hiệu quả trong thực tế.
Tập thể tác giả đề tài ghi nhận và đánh giá cao sự ủng hộ và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của Bộ Khoa học và Công nghệ,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu và các Viện, cơ
quan, tổ chức tham gia phối hợp. Tập thể tác giả xin bày tỏ lời Thank chân
thành và sâu sắc về sự quan tâm và giúp đỡ quý báu của cán bộ lãnh đạo, quản
lý thuộc các cơ quan cùng toàn thể chuyên gia các cán bộ khoa học đã nêu.


Link download cho anh em

download
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status