Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 2
I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa. 2
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa. 2
2. Cơ cấu tổ chức. 3
3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương – chi nhánh giai đoạn 2005-2008. 7
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 7
3.2. Hoạt động huy động vốn. 8
3.3. Hoạt động tín dụng 9
3.4. Hoạt động khác. 11
II. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 12
1. Tình hình thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT – chi nhánh Đống Đa. 12
2. Vài nét về dự án trung và dài hạn. 13
3. Mục đích và vị trí của công tác thẩm định dự án. 14
4. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư. 15
4.1.Căn cứ vào hồ sơ dự án. 15
4.2. Căn cứ pháp lý. 17
4.3. Căn cứ vào những định mức, tiêu chuẩn quy phạm trong lĩnh vực kinh tế hay kỹ thuật cụ thể: 17
5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 17
6. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa. 19
6.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự. 19
6.2. Phương pháp thẩm định so sánh, đối chiếu. 20
6.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. 20
7. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT – chi nhánh Đống Đa. 21
7.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn. 21
7.2. Thẩm định khách hàng vay vốn. 22
7.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của khách hàng vay vốn. 26
7.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án. 26
7.3.2. Thẩm tra cơ cấu nguồn vốn. 26
7.3.3. Thẩm tra việc tính toán giá thành, chi phí sản xuất. 27
7.3.4. Thẩm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 27
7.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. 32
8. Phân tích tình hình thẩm định một dự án cụ thể. 33
8.1. Giới thiệu về dự án 33
8.2. Căn cứ thẩm định 34
8.2.1. Căn cứ vào hồ sơ dự án. 34
8.2.2. Căn cứ pháp lý 39
8.3. Quy trình thẩm định 40
8.4. Nội dung thẩm định 41
8.4.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn 41
8.4.2. Thẩm định khách hàng vay vốn. 42
8.5. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 51
8.5.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 51
8.5.2. Thẩm tra cơ cấu nguồn vốn. 52
8.5.3. Thẩm tra việc tính toán giá thành, chi phí sản xuất, dự trù doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh. 52
8.5.4. Thẩm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 56
8.5.5. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. 61
III. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT Đống Đa. 63
1. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án “ Mua sắm thiết bị của Tổng công ty Giấy” 63
2. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 64
2.1. Những kết quả đạt được. 64
2.1.1. Quy trình thẩm định. 64
2.1.2. Phương pháp thẩm định. 65
2.1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn. 65
2.1.4. Về mặt năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng. 65
2.1.5. Về trang thiết bị và nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án. 66
2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 66
2.2.1. Tồn tại 66
2.2.1.1.Về quy trình thẩm định. 66
2.2.1.2. Về nội dung thẩm định 67
2.2.1.3. Về năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định 67
2.2.1.4. Về trang thiết bị và thông tin phục vụ công tác thẩm định. 68
2.2.2. Nguyên nhân .69
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. 71
I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới. 71
1. Định hướng cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 71
1.1. Định hướng chung 71
1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 72
2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 72
II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCTDD. 74
1. Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định 74
2. Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định. 74
3. Từng bước hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 75
4. Đảm bảo nguồn dữ liệu thông tin phong phú chính xác. 75
5. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của cán bộ thẩm định 76
6. Nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị. 77
III. Kiến nghị. 77
1. Kiến nghị đối với nhà nước. 77
2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước. 78
3. Kiến nghị đối với khách hàng. 79
KẾT LUẬN 80
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng hơn, phấn đấu trở thành nước có vị thế trong khu vực với tốc độ tăng trưởng liên tục cao và tương đối ổn định trong nhiều năm. Để đạt được những thành tích đó phải kể đến đóng góp của một định chế tài chính có vai trò rất quan trọng đó là các ngân hàng Thương Mại. Là chi nhánh của một trong 4 Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh hàng đầu cả nước, Ngân hàng Công Thương Đống Đa góp phần tạo thêm vốn cho nền kinh tế thông qua việc tài trợ cho các dự án đầu tư trung và dài hạn. Trong khi khả năng vốn tự có của các doanh nghiệp là rất khiêm tốn, luôn cần nhiều nguồn tài trợ thì lúc đó Ngân hàng Thương Mại đứng ra là trung gian tài chính giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn về vốn.
Tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn vì không những nó phụ thuộc vào bản thân Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Để phòng tránh và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, một biện pháp cần thiết là thẩm định dự án trước trong và sau khi cho vay.
Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ cơ sở em đã tìm hiểu được thực trạng công tác thẩm định dự án nói chung và đi sâu vào nội dung công tác thẩm định tài chính một cách cụ thể. Với ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính dự án đối với thành công của hoạt động ngân hàng, em đã chọn đề tài thực tập chuyên đề ’’Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa ’’
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin trân thành Thank giáo viên hướng dẫn Th.s Phan Thu Hiền đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa.
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa.
Ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về thành lập các Ngân hàng Chuyên Doanh, Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam ra đời. Từ khi thành lập đến ngày 21/09/1996 Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam đã được đổi tên và thành lập lại với tên mới là Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( theo quyết định số 402/CT của Hội đồng bộ trưởng đổi tên từ Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam, sau đó Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập lại theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ).
Ngân hàng Công Thương Đống Đa được thành lập từ ngày 08/02/1991, ( theo Quyết định số 12/NHCT của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam) và được gọi là Ngân hàng Nhà nước Quận Đống Đa. Đến năm 1998, ngân hàng nhà nước Quận Đống Đa là chi nhánh trực thuộc ngân hàng nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý của nhà nước, vừa thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa.
Từ khi có quyết định 53-HDBT của hội đồng Bộ Trưởng chuyển hệ thống ngân hàng nhà nước từ một cấp sang hai cấp, ngân hàng công thương quận Đống Đa được chuyển thành ngân hàng công thương quận Đống Đa trực thuộc ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Ngày 1/4/1993 ngân hàng công thương Quận Đống Đa chuyển thành ngân hàng công thương khu vực Đống Đa và là đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam mà không còn hạch toán phụ thuộc ngân hàng công thương thành phố Hà Nội.
Qua hơn 50 năm hoạt động, ngân hàng công thương Đống Đa đã từng bước khẳng định mình. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngân hàng Công thương Đống Đa cũng từng bước khẳng định mình, không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của mình trong nền kinh tế thị trường.
2. Cơ cấu tổ chức.
Chức năng: Ngân hàng Công Thương Đống Đa là ngân hàng thương mại có chức năng hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận.
Nhiệm vụ:
Ngân hàng Công Thương Đống Đa thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện hoạt động giao dịch với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.
- Tư vấn khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng.
- Giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm định và tái thẩm định dự án và thẩm định khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ.
- Quản lý kho quỹ.
- Đào tạo cán bộ
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, bảo dưỡng hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.

6x8o66Dblj9L6qb

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status