Thực trạng công tác đấu thầu, công tác dự thầu và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 giai đoạn 2005 - 2008 - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng công tác đấu thầu, công tác dự thầu và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 giai đoạn 2005 - 2008



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, CÔNG TÁC DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. 3
1.1. Giới thiệu về công ty: 3
1.1.1. Tổng quan về công ty: 3
1.1.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 13
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty: 16
1.2.1. Năng lực của công ty: 16
1.2.2. Những nhân tố thuộc môi trường khách quan: 27
1.2.3. Tính tất yếu của công tác tham gia thầu: 30
1.3. Thực trạng tham gia dự thầu của công ty: 32
1.3.1. Quy trình tham gia dự thầu của công ty: 32
1.3.2. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của công ty: 38
1.3.4. Ví dụ minh họa: 43
1.3.3. Công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua: 48
1.4. Đánh giá công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua: 55
1.4.1. Đánh giá khả năng thắng thầu của công ty 55
1.4.2. Những thành tựu đạt được: 60
1.4.3. Một số tồn tại cần khắc phục: 63
1.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên: 64
 
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 TRONG THỜI GIAN TỚI 68
2.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 68
2.1.1. Phương hướng phát triển 68
2.1.2. Mục tiêu: 69
2.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 69
2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính: 70
2.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị: 73
2.2.3. Xây dụng và phát triển hợp lý nguồn nhân lực 74
2.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác marketing 75
2.2.5. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu 76
2.2.6. Áp dụng biện pháp hạ giá dự thâù 77
2.2.7. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng, hoàn thành công trình đúng tiến độ, nhằm củng cố và giữ vững uy tín của công ty: 79
2.3. Một số kiến nghị 81
2.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 81
2.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 81
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uan đến vật tư…)
Hồ sơ dự thầu được lập xong, phòng kế hoạch – kĩ thuật kết hợp với đơn vị trực tiếp lập Hồ sơ dự thầu có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ các bước thực hiện ở trên.
1.3.1.4. Trình duyệt, hoàn thiện, phôtô đóng gói và nộp Hồ sơ dự thầu:
Lãnh đạo chủ yếu là duyệt gía bỏ thầu từ đó quyêt định giảm giá bao nhiêu % trong Thư giảm giá để khả năng thắng thầu là lớn nhất.
Sau khi được phòng kế hoạch – kĩ thuật kiểm tra chỉnh sửa, lãnh đạo duyệt, Cán bộ dự án tiến hành hoàn thiện lần cuối trước khi cho phôtô, đóng gói theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.
Trưởng phòng kế hoạch – kĩ thuật hay cán bộ dự án được ủy quyền đi nộp Hồ sơ dự thầu theo đúng thời gian, địa điểm của Hồ sơ mời thầu, dự lễ mở thầu và phải trình Biên bản nộp thầu và Biên bản mở thầy cho lãnh đạo.
1.3.1.5. Nhận kết quả đấu thầu
Sau khi kết thức việc chấm thầu, tức là đánh giá Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ chọn ra được nhà thầu đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra của gói thầu, và sẽ gủi thông báo kết quả đấu thầu đến. Nếu công ty trúng thầu sẽ đến thương thảo và kí hợp đồng.
1.3.1.6. Thương thảo và kí hợp đồng:
Sau khi nộp hồ sơ dự thầu, phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ Hồ sơ dự thầu của mình trong suốt thời gian chấm thầu, nhằm mục đích sẵn sàng giải đáp các vướng mắc trong Hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
Khi có kết quả chấm thầu:
+ Nếu Chủ đầu tư thông báo trượt thầu: phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và lưu lại trong Hồ sơ dự thầu.
+ Nếu Chủ đầu tư thông báo trúng thầu: Phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và ra quyết định. Rồi sau đó thay mặt công ty đi thương thảo và kí hợp đồng với Chủ đầu tư
1.3.1.7 .Đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau mỗi lần tham gia một gói thầu, công ty đều tổ chức những cuộc họp nhằm tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho những lần sau
1.3.2. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của công ty:
Mỗi gói thầu và bên mời thầu khác nhau sẽ có những yêu cầu về Hồ sơ cụ thể riêng, song nhìn chung, hồ sơ dự thầu của công ty thường bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần này bao gồm có : Đơn dự thầu, Bảo lãnh dự thầu, Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề của công ty
Phần 2: Năng lực nhà thầu
Thông tin chung về nhà thầu
Năng lực tài chính
Trong phần này, công ty đưa ra bảng biểu, số liệu tài chính thể hiện khả năng tài chính của công ty chính minh năng lực tài chính hiện thời của công ty có khả năng thực hiện được gói thầu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, danh mục hợp đồng mà công ty đang tiến hành…
Năng lực nhân sự
Công ty trình bày năng lực nhân sự của mình thong qua bảng thống kê nguồn nhân lực, trình độ nguồn nhân lực để chứng minh nguồn nhân lực của công ty có đủ khả năng để thực hiện gói thầu
Năng lực thiết bị của nhà thầu
Công ty sẽ phải liệt kê toàn bộ số thiết bị máy móc hiện có, niên hạn sử dụng, nước sản xuất và các thông số kĩ thuật cho bên mời thầu biết năng lực thiết bị của mình có đủ khả năng thực hiện gói thầu
Hồ sơ kinh nghiệm
Đây là một phần không thể thiếu, đặc biệt với những gói thầu có giá trị lớn, đòi hỏi độ chính xác về mặt kĩ thuật cao thì càng đòi hỏi năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Trong phần này công ty sẽ phải chứng tỏ mình là người am hiểu trong lĩnh vực mà bên mời thầu yêu cầu, để làm được điều đó thì công ty sẽ trình bày kinh nghiệm của mình trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong lĩnh vực mà gói thầu yêu cầu, thể hiện bằng việc liệt kê danh mục các công trình đã tham gia có tính chất tương tự như gói thầu đang dự thầu
Phần 3: Đề xuất giải pháp kĩ thuật thi công
Trong phần này, công ty sẽ trình bày các tài liệu:
Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí nhân lực thi công
Danh sách những vật liệu chính sẽ sử dụng
Danh mục các thiết bị thi công, thí nghiệm chính sẽ đưa vào công trình
Thuyết minh biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Giới thiệu đặc điểm công trình mà công ty đã nghiên cứu hiện trường và căn cứ vào hồ sơ mời thầu
Phạm vi công việc và đặc điểm thiết kế
Điều kiện thi công và các giải pháp áp dụng phù hợp với điều kiện thi công
Biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ
Giới thiệu đơn vị dự thầu
Những giải pháp tổ chức thi công
Phần 4: Dự toán giá dự thầu
Trong phần này, nhà thầu phải lập giá dự thầu theo đơn giá tổng hợp và mỗi đơn giá tổng hợp hay từng công việc đều phải phân tích trong đơn giá chi tiết gồm có những thành phần nào. Điều này là nhằm tạo ra sự thống nhất về cách thể hiện giá dự thầu để giúp chủ tư vấn hay chủ đầu tư dễ dàng xem xét, đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lí chi phí, thanh toán cho các nhà thầu trong quá trình thực hiện gói thầu
Giá chào thầu hợp lý là gía chào thầu có tính cạnh tranh so với các nhà thầu khác, song vẫn phải đảm bảo để công ty có lãi. Vì thế, lập giá dự toán dự thầu là một khâu hết sức quan trọng.
Căn cứ tính giá của công ty:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật đã được chủ đầu tư thông qua
Căn cứ vào khối lượng trong bản tiên lượng mời thầu của chủ đầu tư và các công văn về việc bổ sung tiên lượng mời thầu của Ban quản lý dự án
Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công do Công ty thiết kế để tính khối lượng phụ tạm phục vụ thi công
Quy trình lập giá dự thầu
Bước 1: Kiểm tra khối lượng dự thầu mà bên chủ đầu tư đã cung cấp. Công ty sẽ xem xét kĩ hồ sơ mời thầu, kiểm tra khối lượng trong bảng tiên lượng, bản vẽ thiết kế để tính toán các khối lượng, hạng mục công việc cần làm
Bước 2: Tham khảo giá cả thị trường của các loại vật liệu xâu dựng, chi phí thiết bị máy móc phục vụ thi công – xác định định mức đơn giá
Để xác định được định mức đơn giá đối với từng hạng mục công việc, cần xác định được các thành phần chi phí tạo nên đơn giá dự thầu:
Đơn giá dự thầu bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí vật liệu (A) = A1* Hệ số quy đổi
A1 là đơn giá vật liệu Nhà nước ban hành
Chi phí nhân công (B) = B1*Hệ số quy đổi
B1 là chi phí nhân công theo đơn giá Nhà nước ban hành
Chi phí máy thi công (C) = C1* Hệ số quy đổi
C1 là chi phí ca máy theo đơn giá của Nhà nước hiện hành
Trực tiếp phí khác (TT) = a*(A+B+C)
Trong đó, a là tỷ lệ % tính trên tổng 3 khoản mục chi phí trực tiếp chính
Chi phí trực tiếp (T) = (A+B+C+TT)
Chi phí chung (P) = T*b
Trong đó, b là tỷ lệ % tính trên tổng chi phí trực tiếp
Thu nhâp chịu thuế tính trước (L) = (T+P)* Thuế suất
Giá trị xây lắp trước thuế (Z) = T+P+L
Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) = Z* Thuế suất VAT
Giá trị xây lắp sau thuế (Dgi) = Z+VAT
Trong đó Dgi được tính trên một
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status