Chuyển giá quốc tế ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Chuyển giá quốc tế ở Việt Nam



Tiến trình toàn cầu hóa luôn gắn liền với sự phát triển của các công ty đa quốc gia (Mutinationals hay Multi Nations Company - MNC). Quy mô vốn đầu tư nước ngoài, khả năng công nghệ và thị trường sản phẩm được chiếm phần lớn bởi các công ty này, trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố quan trọng cho quá trình hội nhập của các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh của MNC được chuyên môn hóa cao độ, để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, từng khâu trong quá trình sản xuất được đảm nhiệm bởi các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia khác nhau và có một chi nhánh làm công việc hoàn chỉnh sản phẩm đưa ra thị trường. Từ đây sản phẩm được xuất đi khắp các nước.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng khi cạnh tranh thu hút vốn FDI tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn FDI hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.
-Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình FDI vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh doanh.
II. ÁP LỰC CẢI CÁCH THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP            
Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng rộng và càng sâu, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngoài việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi, đồng nhất về thuế để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sự hội nhập buộc Chính phủ VN phải làm nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế. Bởi lẽ, chính sách này liên quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, không những đến sự củng cố nguồn lực tài chính công, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế. 
2.1. Thực trạng hệ thống Thuế Việt nam
Tính đến nay, hệ thống thuế nước ta bao gồm 10 sắc thuế chủ yếu, được chế tài bằng 6 luật, 4 pháp lệnh, áp dụng thống nhất đối với mọi đối tượng nộp thuế của các thành phần kinh tế. Các khoản thu khác có quy mô nhỏ, mang tính chất chi phí, lệ phí như thuế môn bài, lệ phí trước bạ được quy định bởi các văn bản pháp quy có giá trị pháp lý thấp hơn, tạo nên nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Hệ thống thuế đã từng bước khắc phục những yếu kém của hệ thống cũ trên các mặt sau:
- Xóa bỏ sự phân biệt đối xử về thuế giữa các thành phần kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các chế độ nghĩa vụ khác nhau như chế độ thu quốc doanh, chế độ phân phối, trích nộp lợi nhuận, chế độ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế công thương nghiệp …
- Tăng cường được tính pháp quy của hệ thống thuế. Trước đây hình thức cao nhất chỉ là pháp lệnh về thuế.
- Giảm phức tạp cả về phạm vi, đối tượng chịu thuế và cơ sở tính thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm … Do đó, khắc phục tình trạng hiểu luật theo nhiều nghĩa đều có thể đúng, hạn chế tình trạng tùy tiện thỏa thuận các vấn đề về thuế hay ban phát sự miễn giảm thuế …
- Bước đầu giảm bớt một phần các mục tiêu nhiệm vụ gắn cho thuế, kể cả mục tiêu, nhiệm vụ giải quyết “chính sách xã hội”. Các mục tiêu, nhiệm vụ nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau như vừa nhằm tăng thu ngân sách nhà nước vừa kích thích sản xuất phát triển; bảo hộ sản xuất trong nước và hội nhập quốc tế về thuế; bình đẳng và củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và khuyến khích hợp lý các thành phần kinh tế khác …
- Chính sách thuế đã góp phần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất … đã có những quy định khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Luật thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện giảm giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 10% so với trước đây vì số thuế này được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế doanh thu. Thuế giá trị gia tăng còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa vì chỉ tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, nhờ đó khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng của thuế doanh thu trước đây.
- Chính sách thuế đã bắt đầu phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính sách thuế từng bước tạo ra sự công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng khác nhau, góp phần thúc đẩy đầu tư vốn, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành …
- Chính sách thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời được hoàn lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở đầu vào. Luật thuế thu doanh nghiệp cũng có quy định khuyến khích đối với doanh nghiệp xuất khẩu lớn: nếu dự án đầu tư có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 30% tổng giá trị được hưởng thuế suất ưu đãi 25%, nếu giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 50% thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung.
- Chính sách thuế có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ. Các luật thuế mới đã khuyến khích việc chuyển hướng sản xuất theo hướng xuất khẩu và hình thành cơ cấu kinh tế mới. Thông qua việc ưu đãi đầu tư, các luật thuế mới đã khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế theo hướng phát triển do nhà nước đề ra. Nhà nước không thu thuế giá trị gia tăng đối với những ngành hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, lâm sản, hải sản do nông dân sản xuất bán ra; đối với các cơ sở kinh doanh thu mua chế biến lại được khấu trừ đầu vào với một tỷ lệ ấn định từ 3-5% như hình thức trợ giá của nhà nước. Các bi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status