Một số vấn đề cơ bản về thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề cơ bản về thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Khái quát về thanh toán XNK & vai trò của thanh toán XNK. 3
1.1. Khái quát về thanh toán xuất nhập khẩu. 3
1.1.1. Khái niệm : 3
1.1.2. Các điều kiện trong thanh toán XNK : 3
1.1.3. Các công cụ dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu : 7
1.2. Sự cần thiết của Ngân hàng trong hoạt đông thanh toán XNK. 10
1.3. Vai trò của thanh toán xuất nhập khẩu : 12
1.3.1. Đối với kinh tế đối ngoại 12
1.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mai: 12
1.3.3. Đối với Khách hàng : 13
2. Hình thức và quy trình thanh toán : 13
2.1. Thanh toán theo cách nhờ thu : 13
2.2. Thanh toán theo cách chuyển tiền : 16
2.3.Thanh toán theo phuơng thức thư tín dụng : 18
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu : 25
3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng 25
3.2. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng: 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA 29
1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội 29
1.1. Khái quát chung về MB : 29
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 29
1.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của MB. 32
1.1.2.1. Hội đồng quản trị . 32
1.1.2.2. Ban điều hành : 33
1.1.2.3. Ban kiểm soát : 33
1.2. Tình hình thoạt động kinh doanh của MB trong những năm gần đây : 35
1.2.1. Tình hình huy động vốn : 35
1.2.2. Hoạt động tín dụng : 36
1.2.3. Các hoạt động đầu tư : 37
1.2.4. Các hoạt động kinh doanh phi tín dụng : 38
2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB trong những năm gần đây : 40
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo cách nhờ thu. 40
2.1.1. Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán theo cách nhờ thu. 40
2.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế theo cách nhờ thu : 44
2.2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo cách chuyển tiền . 46
2.2.1. Quy trình hoạt động thanh toán theo cách chuyển tiền 46
2.2.2. Hoạt động thanh XNK theo cách chuyển tiền. 50
2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán theo cách thư tín dụng. 51
2.3.1. Quy trình thanh toán XNK theo cách thư tín dụng 51
2.3.2. Hoạt động thanh toán theo cách thư tín dụng : 63
3. Đánh giá tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB : 65
3.1. Nhược điểm về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB : 65
3.2. Nguyên nhân của những nhược điểm : 66
3.3. Đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB . 69
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 72
1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Quân đội. 72
2 Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Quân đội. 74
 2.1. Các biện pháp chung 74
2.1.1. Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế . 74
2.1.2. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác thanh toán XNK 76
2.1.3. Tăng cường hoạt động Marketting. 76
2.1.4. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 79
2.1.5. Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 81
2.2 Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo cách tín dụng chứng từ 82
3 Một số kiến nghị . 85
3.1 Kiến nghị Ngân hàng nhà nước : 85
3.2 Kiến nghị với Chính phủ : 86
LỜI KẾT 88
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gói, các sản phẩm phát sinh, dịch vụ thẻ và các tiện ích gia tăng như dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking....đã mang lại cho MB nguồn thu đáng kể. Năm 2007 thu phí từ dịch vụ tăng hơn 2,4 lầ, từ mức 83 tỷ đồng năm 2006 lên 202 tỷ đồng năm 2007.
2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB trong những năm gần đây :
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo cách nhờ thu.
2.1.1. Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán theo cách nhờ thu.
Nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại:
Nhờ thu trả ngay (Documents against payment – DP): (thanh toán tiền đổi chứng từ) : Theo hình thức này, khách hàng (người mua) muốn lấy bộ chứng từ để đi lấy hàng thì phải thanh toán tiền cho bộ chứng từ đó. Vì vậy, ngân hàng Quân đội (MB) chỉ được đưa chứng từ cho khách hàng khi khách hàng đã có đủ tiền để thanh toán đi nước ngoài.
Theo quy đinh của MB đối với cán bộ thanh toán quốc tế khi lấy chứng từ từ phòng thanh toán quốc tế cần mang đủ hồ sơ của khách hàng (đã nêu trong tài liệu hướng dẫn khách hàng). Và phải đảm bảo nguồn tiền thanh toán và đưa hướng dẫn trích tài khoản .
Nhờ thu trả chậm (Documents against acceptace – DA): (chấp nhận thanh toán đổi chứng từ) : Với nhờ thu trả chậm, khách hàng (người mua) muốn lấy chứng từ phải chấp nhận thanh toán bộ chứng từ đó và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn. Vì MB không cam kết gì với người hưởng lợi và chỉ thực hiện theo chỉ thị nhờ thu, do đó nếu vào ngày đáo hạn khách hàng không nộp đủ tiền thì MB cũng không bắt buộc phải thanh toán đi nước ngoài.
Theo quy định của MB đối với cán bộ thanh toán quốc tế khi lấy chứng từ từ phòng thanh toán quốc tế cần mang đủ hồ sơ của khách hàng (đã nêu trong tài liệu hướng dẫn khách hàng). Và yêu cầu khách hàng đảm bảo nguồn tiền thanh toán vào ngày đáo hạn. Cùng với đó là đưa hướng dẫn trích tài khoản khách hàng vào ngày đáo hạn.
Hình 6 : Sơ đồ thanh toán bằng cách nhờ thu
Trong cách nhờ thu nhập khẩu, MB đóng vai trò là ngân hàng thu tiền (collecting bank). Do đó MB không cam kết gì với người hưởng lợi (người bán hàng). Và MB chỉ hành động theo chỉ thị của ngân hàng chuyển chứng từ (ngân hàng nước ngoài).
Theo quy định của MB những hồ sơ khách hàng gồm có
Đối với nhờ thu trả ngay thì hồ sơ khách hàng bao gồm : Hợp đồng ngoại ; giấy chấp nhận thanh toán và đơn xin mua ngoại tệ trong các trường hợp: khách hàng thanh toán bằng vốn tự có bằng VND hay khách hàng vay bằng loại tiền khác tiền trong nhờ thu .
Đối với nhờ thu trả chậm.thì hồ sơ khách hàng bao gồm :Hợp đồng ngoại; giấy chấp nhận thanh toán (bản gốc); Đơn xin mua ngoại tệ trong các trường hợp: khách hàng thanh toán bằng vốn tự có bằng VND hay khách hàng vay bằng loại tiền khác tiền trong nhờ thu và hối phiếu đã được ký chấp nhận .
Quy trình thanh toán nhờ thu
Nhờ thu nhập khẩu:
Bước 1 : Tiếp nhận chứng từ nhờ thu : Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến. Trường hợp đặc biệt, chứng từ có thể do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến nhưng phải có xác thực được người phát lệnh nhờ thu và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý sau này.
Bước 2 : Kiểm tra chứng từ nhờ thu : Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu, kiểm tra, đối chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với bảng kê chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ. Mặc dù ngân hàng nhận nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào nhưng vẫn phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn.
Bước 3 : Thông báo nhờ thu và xử lý nhờ thu : Sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ, nếu lệnh nhờ thu là rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin thì thanh toán viên sẽ lập thông báo cho khách hàng (người trả tiền) về bộ chứng từ nhờ thu đến. Kiểm soát viên sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng.
Bước 4 : Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu : Quá trình nhận chứng từ, thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán từ người trả tiền, nếu có vướng mắc, lập điện tra soát và xin chỉ thị của ngân hàng gửi chứng từ.
Bước 5 : Thanh toán và chấp nhận thanh toán:
+Thanh toán : Thanh toán viên lập điện hay điện chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của người uỷ thác, thu các khoản phí và tạo bút toán. Sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu giữa lệnh chỉ giấy nộp tiền mặt của khách hàng với điện thanh toán và các bút toán hạch toán số tiền chuyển cho ngân hàng hưởng hay người hưởng, số tiền thu phí dịch vụ và thuế VAT. Sau khi đã khớp đúng, toàn bộ hồ sơ sẽ chuyển cho Giám đốc hay gười được uỷ quyền phê duyệt trước khi phê duyệt điện trên hệ thống .
+Chấp nhận thanh toán : Ngay khi nhận được chấp nhận thanh toán của người trả tiền, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ.
Bước 6 : Đóng hồ sơ nhờ thu : Ngân hàng có thể đóng hồ sơ nhờ thu nếu bộ chứng từ bị trả lại ngân hàng gửi chứng từ hay chuyển tiếp đến ngân hàng khác và ghi rõ lý do đóng hồ sơ. Trường hợp bộ chứng từ được thanh toán hay được chấp nhận thanh toán thì việc đóng hồ sơ nhờ thu sẽ thực hiện sau khi đã thanh toán xong toàn bộ nhờ thu đó.
Bước 7 : Lưu trữ chứng từ : Các bản gốc điện thanh toán, bản thông báo nhờ thu, hoá đơn thuế và các giấy tờ có liên quan đều phải được lưu trữ theo đúng quy định.
Nhờ thu xuất khẩu:
Bước 1 : Tiếp nhận và xử lý chứng từ : Ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do khách hàng uỷ thác thu hộ gồm: Một giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ liên quan đến nhờ thu. Khi nhận chứng từ của khách hàng, thanh toán viên cần: Kiểm tra đối chiếu số lượng và loại của chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của khách hàng đồng thời phải kiểm tra lệnh nhờ thu của khách hàng để đảm bảo có đầy đủ các thông tin.
Bước 2 : Lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh thanh toán nhờ thu : Thanh toán viên vào chương trình máy tính để lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh nhờ thu (Covering letter) gửi kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu. Tất cả các lệnh nhờ thu đi trước khi gửi đi phải ghi số tham chiếu theo quy định. Sau khi hoàn tất công việc, toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên.
Bước 3 : Kiểm soát : Kiểm soát viên kiểm tra sự khớp đúng giữa lệnh nhờ thu của khách hàng và lệnh nhờ thu của ngân hàng do thanh toana viên lập đồng thời kiểm tra kỹ các điều khoản trong lệnh nhờ thu đảm bảo lệnh nhò thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin, hạn chế rủi ro cho khách hàng nhờ uỷ thác nhờ thu. Sau đó, chứng từ được trình Giám đốc hay người được uỷ quyền ký chứng từ.
Bước 4 : Gửi chứng từ đi nhờ thu : Chứng từ và lệnh nhờ thu đã hoàn thiện được trả lại thanh toán viên để đóng gói gửi đi nhờ thu bằng cách chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu theo đúng địa chỉ ghi trong lệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status