Tour du lịch lễ hội nhằm khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của Công ty Tân Đại Phát - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Tour du lịch lễ hội nhằm khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của Công ty Tân Đại Phát



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM 3
I-/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM. 3
1-/ Bản sắc văn hóa là gì ? 3
2-/ Đặc điểm 4
II-/ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM 5
1-/ Văn hóa Việt Nam theo thời gian lịch sử: 5
1.1. Lớp văn hóa bản địa:( Văn hóa thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc) 5
1.2. Giai đoạn thời Bắc thuộc 5
1.3 Kỷ nguyên văn hóa Đại Việt 6
1.4 Văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ 6
1.5 Xây dựng bản sắc văn hóa dưới thời kì mới (từ 1945 đến nay) 6
2-/ Tổng quan về văn hóa Việt Nam 7
III-/ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 8
1-/ Vì sao phải khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lich Việt Nam 8
2-/ Khai thác bản sắc văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam như thế nào? 9
CHƯƠNG II: MỘT SỐ TOUR KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT 11
I-/ THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DU LỊCH 11
1-/ Các giá trị văn hóa chủ yếu đang được khac thác trong du lịch 11
1.1 Gía trị văn hóa vật thể 11
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể 12
2-/ Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam 13
2.1 Những mặt đã làm được: 13
2.2. Tồn tại 15
II-/ TOUR DU LỊCH LỄ HỘI VỀ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT ( LỄ HỘI ĐỀN HÙNG ) 16
1-/ Văn hóa Phú Thọ và thời Hùng Vương 16
2-/ Lễ hội dân gian 18
2.1. Phần lễ và phần hội 18
2.2 Tính chất và đặc điểm của lễ hội 21
3-/ Lễ hội Đền Hùng 25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÓI CHUNG 33
I-/ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CỦA DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA 33
1-/ Thành công: 33
2-/ Tồn tại : 34
3-/ Nguyên nhân: 35
II-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 36
1-/ Đầu tư, tôn tạo các di tích, khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức tốt các lễ hội . 36
2-/ Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông. 36
3-/ Cần có sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ban ngành hữu quan. 37
4-/ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. 37
5-/ Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc. 38
6-/ Mở các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, chuyên đề về khai thác bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch. 38
7-/ Xây dựng các quy định, các thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo hướng bản sắc văn hóa dân tộc. 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ích lịch sử Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị văn hóa dân tộc chúa đựng trong đó.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều di tích được đầu tư sửa chữa đem lại khai thác. Nó đã góp phần cho du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hóa du lịch đầy hấp dẫn. Mỗi di tích góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu văn hóa, nâng cao hiểu biết của người nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng ngân sách, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước.Chính nguồn thu nhập hàng năm mà di thích mang lại cho ngành du lịch nói riêng và cho đất nước nói chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó.
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút bởi các giá trị vă nhóa vật chất mà còn thu hút khách du lịch tới các giá trị văn hóa phi vật chất. Đó là loại hình nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, rối nước, hát ru, dân ca quan họ, hát sẩm, ca trù…hết sức độc đáo, là những nét đầy tính dân gian và huyền thoại của các lễ hội. Và điển hình nhất là đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách con người Việt.
Trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dân tộc mang bản sắc văn hóa, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc, đóng vai trò hết sức quan trọng. Đến với Hòa Bình, du khách không những được thăm cảnh núi rừng, thăm những bản làng dân tộc giàu lòng mến khách mà còn được thưởng thức những đêm “ văn hóa rượu cần” theo tục lệ trình tự mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã. Cùng với những bài hát, lời ca, điệu múa dân tộc Thái, dân tộc Mường, H’ mông, được mắt thấy tai nghe chiếc khèn phát ra hòa nhịp với điệu múa của chàng trai dân tộc. Hầu hết những nhạc cụ độc đáo, đều gây những bất ngờ thú vị cho du khách.
Hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam hết sức phong phú, đa dạng. Ở miền Bắc, khi có dịp về thăm một làng quê quan họ, hẳn du khách khó mà dứt ra được bởi bên núi non, đồng ruộng, sông, hồ thơ mộng, các liền anh, liền chị mời trầu, hát những nàn điệu dân ca nổi tiếng thấm đậm tình người để rồi khi chia tay đầy lưu luyến, ngậm ngùi. Đến với miền trung với xứ Huế mơ mộng, ngoài vẻ đẹp trầm tĩnh, cổ kính của các công trình kiến trúc, rực rỡ tinh hoa dân tộc, du khách khó mà bỏ qua được những điệu múa cung đình truyền thống hay tựa lưng trên mạn đò thả mình vào những làn điệu, lắng dịu thâm tình, dìu dặt vang vọng trên sông Hương kiều diễm, đậm đà hương sắc trầm tư xứ Huế. Đến với miền Nam, khách du lịch lại có cơ hội du ngoạn trên những dòng kênh rạch, len lỏi trong những miệt vườn đầy hoa trái Nam Bộ. Mỗi miền có một nét đặc thù riêng, trong mỗi miền lại chia thành các vùng với bản sắc của mình. Vì vậy, có thể nói các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam là miên man, vô tận.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Phong tục tập quán cũng bị ảnh hưởng nặng của canh tác nông nghiệp. Mặc dù, nó rất lạc hậu nhưng lại gây những bất ngờ, thú vị cho du khách khi đến thăm các làng quê Việt. Đối với chúng ta, ai ai cũng biết con trâu, cái cày, người nông dân một nắng hai sương trồng lên cây lúa, nhưng với khách nước ngoài đó là một điều rất lạ. Đến đây họ được tắm trong những giếng đào, được sử dụng gáo dừa, chum đất nung. Họ cũng được tìm hiểu cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau, những cô gái Việt đội nón thẹn thùng trong bộ quần áo đơn sơ giản dị; cảnh nuôi tằm, dệt lụa, làm góm sứ, làm hàng thủ công mĩ nghệ với bàn tay khéo léo của con người Việt Nam. Những điều này, chắc hẳn du khách mới chỉ được thưởng thức ở Việt Nam. Nếu đem khai thác trong du lịch , nó sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn ngành.
2-/ Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam
2.1 Những mặt đã làm được:
Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giá trị văn hóa không ngừng được khai thác đem vào phát triển du lịch. Nhiều di tích được sửa chữa, nhiều tuyến điểm du lịch được thành lập. Đặc biệt, từ năm 1992 đến nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di thích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh du lịch ở nước ta. Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành phố đều có các di tích được bảo vệ, bán vé cho du khách tham quan. Đi kèm theo đó là biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc để thu hút khách như: Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Nhiều lễ hội dân gian được phục hồi và phát triển như: lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng…Ngoài những điểm tổ chức bán vé, nhiều nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức phục vụ miễn phí trong khoảng thời gian nhất định. Đây cũng chính là hình thức phục vụ vui chơi giải trí cho khách.
Mặt khác, ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, khối lượng các tour chưa nhiều, các dịch vụ còn ít nhưng thái độ phục vụ của nhân viên du lịch Việt Nam lại rất tốt, tạo được ấn tượng rất sâu sắc cho khách du lịch quốc tế. Phần lớn khách du lịch với Việt Nam đều đánh giá rất cao về lòng mến mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo của người Việt. Đó là do họ đã phát huy truyền thống cởi mở chân tình của dân tộc. Đây là dấu hiệu tốt về sự phát triển du lịch trong tương lai.
Với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trong một thời gian ngắn việc thiết lập kỉ cương các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa đã đem lại cho lễ hội bầu không khí nghiêm trang vốn có, đem lại cho các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa một sự quy củ, trật tự. Người ta không còn thấy đâu cảnh chen lấn, xô đẩy, chèo kéo khách thay vào đó là một đội ngũ bảo vệ, phục vụ có tổ chức, có thái độ đúng mực.
Những mặt làm được tuy còn rất ít nhưng nó đã đủ để thấy sự cố gắng vượt bậc của ngành du lịch nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường lại chưa được chuẩn bị đầu đủ chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấp ngã. Những gì chúng ta làm được là tương đối. Trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.
2.2. Tồn tại
Bên cạnh những gì đã làm được ở trên, du lịch Việt Nam cũng còn rất nhiều tồn tại cân giải quyết. Đó là việc tổ chức một số tuyến điểm du lịch đã bị thương mại hóa, làm méo mó nó, lai tạp vẻ đẹp truyền thống vốn có. Đành rằng đã là dịch vụ thì cần khai thác tối đa, nhưng nếu dùng các nhạc cụ độc đáo biểu diễn đôi ba bài cho qua chuyện, cốt chỉ kích thích tính hiếu kì, sự tò mò rồi bán những nhạc cụ đó cho khách và coi dó là mục tiêu chính thì quả là một điều tệ hại.
Đi mỗi nơi, du khách đều muốn tìm những cảm giác mới lạ, những thú vị bất ngờ không chỉ từ những địa danh, những di tích thuần túy. Chính những nét văn hóa đặc trưng kia đã ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình. Nhưng lựa chọn loại hình nào để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữ gìn được giá trị nghệ thuật là việc cần được cân nhắc giữa núi rừng bạt ngàn hay không gian tĩnh lặng, thanh bình của mộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status