Đề án Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề án Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 1
Phần 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3
1.1 Những nét chung về bảo lãnh ngân hàng 3
1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 3
1.3 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng 4
1.4 Vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng 5
1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 8
1.6 Phân biệt bảo lãnh với các công cụ khác 12
Phần 2: Bảo lãnh thông quan – hình thức bảo lãnh đang phát triển trên thị trường Việt Nam 14
2.1 Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh của các NHTM Việt Nam 14
2.2 Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các ngân hàng thương mại Việt Nam 17
2.2.1 Bảo lãnh thông quan – nghiệp vụ bảo lãnh nhiều triển vọng 17
2.2.2 Thành công 18
2.2.3 Hạn chế 23
2.2.4 Nguyên nhân của những hạn chế 24
2.3 Các biện pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các NHTM Việt Nam 26
Kết luận 29
Tài liệu tham khảo 30
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lãnh.
1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng
1.5.1 Căn cứ bản chất bảo lãnh người ta chia bảo lãnh ngân hàng thành hai loại
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ ( còn gọi là bảo lãnh bổ sung ) : là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là có cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên nghĩa vụ của người được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ của ngân hàng chỉ là nghĩa vụ bổ sung, chỉ được thực hiện khi có bằng cứ xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải can thiệp khá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng. Do vậy chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nội địa mà ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế.
Bảo lãnh độc lập : là loại bảo lãnh hiện đại, trong đó nghĩa vụ của ngân hàng và người được bảo lãnh hoàn toàn tách rời nhau, việc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn mà thôi. Tuy nhiên tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh giữa ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh.
1.5.2 Căn cứ cách phát hành người ta chia bảo lãnh ra thành bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh trực tiếp : ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Trong loại bảo lãnh này thường có 3 bên tham gia.
Bảo lãnh gián tiếp : ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng. trong loại bảo lãnh này người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn. Do vậy bảo lãnh gián tiếp thường có ít nhất 4 bên : Ngân hàng phát hành bảo lãnh
Ngân hàng trung gian
Người được bảo lãnh
Người hưởng bảo lãnh
Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng, do vậy quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo chắc chắn hơn.
1.5.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ người ta chia bảo lãnh ngân hàng ra thành:
Bảo lãnh trong nước
Bảo lãnh ngoài nước
1.5.4 Phân loại theo mức độ rủi ro bảo lãnh ngân hàng gồm
Bảo lãnh theo hình thức cấp tín dụng : bảo lãnh vay vồn và thư tín dụng dự phòng. Là loại bảo lãnh gắn với nghĩa vụ trả nợ của người được bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng khác.
Bảo lãnh theo hình thức cung cấp dịch vụ : gắn với hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ như bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
1.5.5 Phân loại theo mục tiêu bảo lãnh người ta chia bảo lãnh thành các loại sau
Bảo lãnh vay vốn ( bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay)
Nhiều tổ chức tín dụng khi cho vay đòi hỏi phài có đảm bảo hay bằng hàng hóa, chứng khoán, bất động sản hay bằng bảo lãnh của người thứ ba ( tín chấp)…hay Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu, tuy nhiên nếu uy tín của người vay trên thị trường đó chưa cao, việc phát hành sẽ rất khó khăn. Trước thực tế đó bảo lãnh vay vốn ra đời.
Bảo lãnh vay vốn là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hay không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
Có hai loại hình bảo lãnh vay vốn :
- Bảo lãnh vay vốn trong nước
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh dự thầu
Trong hoạt động kinh tế rất nhiều hoạt động được thực hiện thông qua đấu thầu như đấu thầu cung cấp thiết bị, xây dựng. Để tìm kiếm được các nhà thầu có đủ năng lực và hạn chế những rủi ro khi nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như trúng thầu song không thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ đầu tư…chủ đầu tư thường yêu cầu bên thực hiện hợp đồng phải ký quỹ ( đặt cọc) dự thầu. Nếu vi phạm, bên dự thầu sẽ bị mất quyền ký quỹ. Do ký quỹ gây ra nhiều thủ tục phiền phức cho cả hai bên, đặc biệt làm tồn đọng vốn của bên tham gia dự thầu, nhiều chủ thầu yêu cầu thay thế tiền ký quỹ bằng bảo lãnh của ngân hàng.
Vậy bảo lãnh dự thầu là cam kết của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để đảm bảo nghĩa vụ tham gia thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hay không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hóa, xây dựng, thiết kế… Việc khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết…đều có thể gây tổn thất lớn cho bên thứ ba . Bảo lãnh của ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm túc thực hiện hợp đồng.
Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
Nhiều người cung cấp yêu cầu khách hàng ( người mua hàng hóa dịch vụ ) phải đặt trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng cung cấp. Tiền đặt cọc vừa giúp bên cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua phải mua hàng đã đặt. Tuy nhiên đề phòng người cung câp không cung cấp hàng đồng thời không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảo lãnh của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước.
Vậy, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status