Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM 8
I. Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 8
1. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 8
1.1. Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 8
1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm 9
1.3. Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế dùng, phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 11
2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở VN 12
2.1. Các yếu tố bên ngoài 12
2.2. Các yếu tố bên trong 19
II. Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 26
1. Vai trò của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong nền kinh tế quốc dân 26
1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân 26
1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu 27
1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước 28
1.4. Giải quyết vấn đề lao động 28
1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển 28
2. Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến năm 2015 29
3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới 31
3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 31
3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới 32
4. Kết luận 33
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 35
I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 35
1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 35
1.1. Về số lượng doanh nghiệp 35
1.2. Về quy mô các doanh nghiệp 37
1.3. Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành: 40
2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành 43
2.1. Về giá trị sản xuất (GO) 44
2.2. Về giá trị tăng thêm (VA) 45
2.3. Về lợi nhuận 47
3. Về sản phẩm của ngành 49
3.1. Chủng loại sản phẩm 49
3.2. Chất lượng sản phẩm 53
3.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 58
4. Về thị trường 59
4.1. Thị trường trong nước 59
4.2. Thị trường ngoài nước 62
II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 64
1. Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua 65
1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã tăng trưởng nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu 65
1.2. Ngành đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự sắp xếp lại ngành có nhiều biến chuyển tốt 65
1.3. Các doanh nghiệp lớn đã chú trọng đến vấn đề công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường 66
2. Một số hạn chế và nguyên nhân 67
2.1. Năng lực cạnh tranh của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn thấp 68
2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập 73
2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả 76
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 77
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 77
1. Quan điểm phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 77
2. Định hướng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 78
3. Mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 79
II. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 81
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 81
1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 81
1.2. Giải pháp về thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu 86
2. Các giải pháp cải thiện quy hoạch phát triển ngành 88
2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch ngành 88
2.2. Giải pháp về vốn đầu tư 90
III. Một số kiến nghị với Chính phủ 91
1. Về công tác quản lý 91
2. Hỗ trợ về thị trường 93
3. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu 93
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 1 96
PHỤ LỤC 2 97
PHỤ LỤC 3 98
LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá lâu, từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đây là một ngành sản xuất thực phẩm đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, ngành luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trên 14%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị trí nhất định ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường bên ngoài. Đóng góp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, ngành còn đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng sản phẩm nhìn chung còn thấp, năng lực cạnh tranh kém, quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập...
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, những áp lực mà ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phải chịu là rất lớn. Theo cam kết khi gia nhập WTO, những hỗ trợ cho ngành từ Nhà nước sẽ giảm xuống. Chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch bị bãi bỏ, thuế nhập khẩu sẽ giảm theo lộ trình làm cho các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát từ bên ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn ở thị trường trong nước và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta sản xuất. Đây thực sự là một thách thức lớn bởi thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam. Không chỉ gặp khó khăn trên “sân nhà”, sản phẩm của ngành khi xuất sang thị trường các nước cũng sẽ gặp nhiều trở ngại bởi các rào cản thương mại như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật...Càng ngày yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng cao, trong khi chất lượng sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nước ta sản xuất còn thấp, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, có thể nói hội nhập mở ra cho ngành một thị trường rộng lớn trước mắt nhưng để thâm nhập được vào những thị trường này thì không hề đơn giản, nhất là ở các thị trường cao cấp.
Mặt khác, rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu phải có biện pháp để phát triển ngành nhưng vẫn đảm bảo các quy định mà Nhà nước đã ban hành.
Với nhận thức đó, tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp để đưa ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với xu hướng và điều kiện mới.
Với mục tiêu và nội dung dự kiến như trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Sự cần thiết phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Chương 2: Đánh giá tình hình phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề đã thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, sử dụng phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo và xin ý kiến chuyên gia để nghiên cứu tình hình phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta từ năm 2000 đến nay. Trên cơ sở thấy được các thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng, kết hợp với việc tìm hiểu những điều kiện tác động đến ngành trong thời gian tới để đề xuất các giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015.
tui xin được gửi lời Thank sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hoa, giảng viên Khoa Kế hoạch & Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã nhiệt tình hướng dẫn cho tui trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập; TS. Vũ Văn Cường - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ và các chuyên viên Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương đã cung cấp các tài liệu, góp ý để tui hoàn thành chuyên đề này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. tui rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô giáo, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.









CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM

I. Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Để có cơ sở cho các hoạt động phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, chuyên đề sẽ trình bày một số đặc điểm của ngành và những nhân tố tác động đến sự phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
1. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
1.1. Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành công nghiệp chế biến, từ những nguyên liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch...để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát phục vụ nhu cầu về đồ uống cho con người.
Sản phẩm của ngành là những thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng VSATTP là yêu cầu hàng đầu đối với bia, rượu, nước giải khát.
Tiêu chuẩn về VSATTP đặt ra cho các sản phẩm của ngành thường được chia thành hai nhóm chính:
 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu lý hóa: đưa ra giới hạn an toàn về các chất hóa học, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm
 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: quy định các giới hạn về vi sinh vật được phép có trong sản phẩm
Ở Việt Nam, yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đã được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với từng sản phẩm...Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước tinh lọc hay đối với các loại bia, rượu...
Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu dùng. Do bia, rượu, nước giải khát là những thực phẩm chế biến nên có thời hạn sử dụng không dài. Các sản phẩm bia tươi, bia hơi chỉ sử dụng được trong vòng một đến hai tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng có thường có thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khoáng, nước tinh lọc thì trong khoảng một năm...Từ đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát phải đặc biệt chú trọng gắn kết với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm
Các yếu tố đầu vào: Là một ngành chế biến nên nguyên liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tính chất của các yếu tố đầu vào có thể mang lại những đặc trưng riêng cho sản phẩm.
Chẳng hạn như tính chất của nguồn nước trong việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát, đây là một nguyên liệu chính mà ảnh hưởng của nó tới đặc trưng của sản phẩm có thể thấy khá rõ. Trong sản xuất nước khoáng, những nguồn nước khoáng khác nhau với hàm lượng các chất khoáng như natri, canxi, kali, magiê, iôt, florua và HCO3 nặng nhẹ khác nhau sẽ cho ra các loại nước khoáng khác nhau và tính chất của chúng sẽ thích hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau của người tiêu dùng. Hay trong sản xuất bia, nguồn nước cũng đóng vai trò rất quan trọng, cùng một công nghệ và các yếu tố đầu vào khác như nhau, nguồn nước khác nhau có thể mang lại những loại bia có hương vị hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam, bia Hà Nội với “nguồn nước truyền thống hàng trăm năm” đã tạo ra hương vị đặc biệt, in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng1.
Về công nghệ: Công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến năng suất, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tạo ra chất lượng và sự phong phú về chủng loại sản phẩm. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại thường tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, công suất lớn hơn và chất lượng ổn định hơn.
Đặc biệt, công nghệ có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm bia, rượu, nước giải khát. Sự phát triển của công nghệ thường cho phép sản xuất ra những sản phẩm an toàn hơn do loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu chế biến. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm. Điều này đúng cho cả những loại bia rượu truyền thống cũng như hiện đại.


6ABc840y2NO9418
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status